19/11/10

THIỀN VỊ TRONG NÔ

Trong toàn bộ đời sống văn hóa tư tưởng phương Đông hầu như đều có ảnh hưởng lớn Khổng giáo. Thứ tư tưởng chứa không ít những giáo điều tiêu cực và những giáo điều này phần nào góp công vào việc kéo dài đêm trường trung cổ của phương Đông . Tuy thế, đối với Nhật – một đất nước có được tính cách rắn rỏi giữa thiên nhiên khắc nghiệt của họ thì phần nào Khổng giáo bị hạn chế tác dụng ở nơi àny. Người NHật tiếp thu nó một cách có chọn lọc từ tư tưởng Trung hoa. Quá trình tiếp thu ấy, với sự ảnh hưởng từ nhiều khía cạnh khác nhau trong tiếp nhận khéo léo kết hợp hài hòa những tinh hoa từ Khổng giáo và Phật giáo. Cùng với Thần đạo của mình người Nhật đã hình thành nên một nền văn hóa đầy bản sắc và hết sức độc đáo. Sự kết hợp ấy là một niềm tự hào khi mà ở Ấn và Trung hoa, Triều Tiên,... Phật giáo dần dần trở nên suy yếu. Hầu hết các nguyên tắc chuẩn mực trong thẩm mỹ của người Nhật đều được xác lập bởi mỹ cảm cốt lõi trong tính cách con người họ. Nó hình thành nên một nền tư tưởng – tâm lý Nhật bản hoàn toàn khác biệt. Nổi trội trong sự khác biệt ấy chính là tính triết lý và màu sắc tôn giáo huyền diệu làm nên lòng tự hào của người Nhật khi nói đến. Đây chính là cơ sở ngọn nguồn của mọi ảnh hưởng bởi Phật giáo đối vớim đời sống văn hóa lâu đời của người Nhật. Sâu đậm nhất là chất triết lý và màu sắc huyền diệu của Thiền. Thiền, một sự kết tinh tuiyệt diệu của Phật giáo đại thừa, hay cụ thể hơn, là tinhy hoa của văn hóa phương đông đã có sự ảnh hưởng đặc biệt đến các tầng lớp người NHật, qua các thời kỳ văn hóa Nhật.
Thiền (ngữ nguyên của người Nhật là ZEN) truyền vào Nhật Bản vào khoảng cuối thế kỷ 12 theo sự qui hương của thiền sư ÊiSai. Chính vị thiền sư này đã có công đưa trà vào đời sống văn hóa Nhật mà về sau người Nhật đã phát triển lên thành Trà đạo (Chatô) với sự kết hợp thật huyền diệu giữa trà vị và thiền vị thành một nguyên lý cao đẹp nhất – wabi – tinh thần giản dị nhã đạm, thuần phác nằm trong vẻ đơn sơ thanh tịnh, rất gần với bản chất thường nhiên của vạn vật.
Đây chính là khởi nguyên của thiền. Bởi vì thiền là gì cho đến ngày nay người ta cũng không thể khẳng định, kh6ong thể hiểu biết và không thể nói hết về thiền. Mà đối với thiền, chỉ có thể cảm nhận – một cảm nhận vô thức. Cảm nhận này nhận thức ở đối tượng như một sự hiện hữu mà nó vốn có trong cuộc sống, có một cách sinh động chứ không phân tách đối tượng ra thành những thành phần chết để tìm hiểu, mô phỏng. Cảm nhận được như vậy để ý thức được cái vô thức đó của thiền, đề hòa vào đối tượng làm một thực thể sống đích thực. Ý thức về những bí ẩn mầu nhiệm của cuộc sống bao hàm cả chính mình để vượt ra khỏi cái ngã. Ngay lúc ngộ được bản thể của ta là vô ngã, con người đã tự đánh mất mình để được nhìn thấy mình trong hiện thực. Lối nhận thức này được biểu hiện một cách minh triết, ở sự tinh túy trong sân khấu Nô đầy biểu tượng.
Vậy Nô là gì?
Kịch Nô là loại hình sân khấu của cái ảo., biểu đạt với người xem bằng sự tinh túy của nó theo một điều luật riêng của sân khấu Nô. Đây là thành tựu của sự nổ lực vươn đến cái u huyền trong cuộc sống của con người. Đơn giản háo kịch Nô, có nghĩa là nội dung của thể loại kịch này chủ yếu nói về hai hình ảnh đại diện cho mối liên hệ giữa cuộc sống thực và một thế giới khác hết sức huyền ảo (tạm gọi là hồn ma). Bản chất của cuộc sống khi mà cái huyền ảo ấy sinh thời không đạt được cái huyền diệu của cuộc sống, thác rồi vẫn còn vướng bận với trần gian. Hoặc một ý nghĩ khác, hồn ma tượng trưng cho một lý tưởng trong cuộc sống, lý tưởng này hào điệu vào cuộc sống làm chất men ngọt ngào cho tình yêu, hạnh phúc của những ước mơ cao đẹp. Vẻ đẹp trong nội dung chủ đề tập trung vào sự thiêng liêng. Phẩm giá, tính chân thật, cao thượng, quý phái, tính mạnh mẽ của vỡ kịch.
Kịch Nô được hình thành từ các lễ nghi và các vũ đạo tôn giáo, có nguồn gốc từ thế kỷ 13 và phát triển cực thịnh, mang tính cổ điển và hàn lâm trong đời sống văn hóa Nhật ở khoảng giữa thế kỷ 14 - thế kỷ 16. Dưới ảnh hưởng của thiền tông, Nô đặc bei65t tinh túy trong đặc điểm hiệu ứng sân khấu, phong cách biểu diễn và ý nghĩa nội dung. Sự ảnh hưởng này al2m nên chất thiền sâu sắc trong kịch Nô.
Kịch Nô trước hết là loại hình sân khấu của biểu tượng đầy ảo giác. Ở sân khấu này có sự kết hợp điêu khắc và hình ảnh. Những yếu tố của điêu khắc và vẻ đẹp của tranh mang sức gợi cảm lớn, đưa tâm hồn người xem vào thế giới khác bằng cảm nhận vô thức. Cho chúng ta một ảo giác về hình tượng từ mẫu điêu khắc và nét vẽ đang trong sự chuyển động. Qua diễn viên, bức điêu khắc được phục sức trong tình trạng rộng thùng thình và được trang hoàng làm nên hiệu ứng sân khấu cao, tựa như chúng ta đang thưởng thức nghệ thuật mỹ thuật. Đó là hiệu ứng có được từ đặc tính sân khấu và phong cách biểu diễn rất đặc biệt của Kịch Nô.
Đặc tính sân khấu biểu tượng này được bày trí với một không gian sân khấu luôn để trống ba mặt, không màn và nối với hậu trường bằng hành lang có màn che riêng. Khán giả sẽ ngồi quanh ba mặt đó để thưởng thức Nô bằng sự tưởng tượng phong phú của mình. Họ sẽ hòa vào nhân vật hay cùng tham diễn với diễn viên. Sự kết hợp này tượng trưng cho những hình ảnh nhận thức về một đời sống khác – đời sống của tâm linh. Đồng thời biểu tượng sân khấu được kết hợp hài hào với âm nhạc cho người xem tìm thấy cái hấp dẫn của vũ điệu hòa vào cùng vỡ kịch như một nghệ thuật đặc biệt. Hình thức nghệ thuât này mang tính lịch sử và cái đẹp sinh ra hòa vào nhau thành một bức tâm linh đầy thiền vị. Người ta đòi hỏi người xem nhận ra cái đơn giản, cái quý phái, cái tinh khiết và cái tĩnh lặng trong sự hòa hợp bằng vũ điệu với tốc độ chậm chạp của kịch Nô. Đây chính là điều mà người xem tìm kiếm để đạt điến mức thiền trong bản ngã rất thường của cuộc sống. Cảm nhận được sự hài hào trên trong sự chậm chạp mà sống động này là chúng ta đã được hòa mình vào cuộc sống chung ấy như chính đời sống của riêng ta. Để từ đó nhận ra đời sống thật đang hiện hữu của mình mà có sự phân định một cách hết sức thánh thiện của thiền, để tâm hồn trở nên trong sáng hơn.
Một vỡ Nô thông thường chỉ có hai vai và diễn viên toàn là Nam. Quá trình diễn một vỡ Nô được chia làm hai hồi: Hồi một, lữ khách đang đi hành hương (vai waki) thì xuất hiện một người lạ. Qua trò chuyện với người lạ này mới biết họ chính là hồn ma. Sang hồi hai, hồn ma hóa thân trong hình ảnh sinh thời (vai shite) và sống lại cuộc đời đã sống với tình cảm buồn, vui, cay đắng,... để bày tỏ khát vọng của bản thân.
Lữ khách tham gia diễn giải, dẫn dắt hay hào mình vào trong đời sống của linh hồn ấy để rồi cùng đạt được sự yên bình, giải thoát khỏi những khổ lụy mà bản thân đang vướng bận.
Phong cách của người diễn viên sân khấu Nô cũng thật đặc biệt. Đó là sự thể hiện tài tình những khoảng khắc bất động rất thú vị, được xem như một điều bí ẩn. Hay nhất là cái bất động ấy lại chứa đựng một nội dung mạnh mã, sôi động của chủ đề. Hiệu ứng sân khấu được tạo rra từ rất ít sự chuyển động của diễn viên. Loại bỏ những chi tiết kh6ong liên quan, không đáng kể để đạt được sự mộc mạc giản dị mang tính gợi của Nô. Quan trọng của hành động chỉ là những cử động nhỏ của diễn viên kịch Nô, chậm chạm và yên lặng. Trầm lặng một cách thuyết phục, vô ngôn mà đầy ý nghĩa. Đồng thời, giới hạn hành động ấy được diễn viên thực hiện theo quy ước có sẳn của Nô. Ví dụ, trong vai một người đau buồn trầm lắng thì diễn viên kịch Nô biểu diễn bằng cách đưa tay nhẹ nhàng lên mặt. Hoặc khi diễn viên đưa tay lắc đều và nhẹ trên mặt nạ là muốn diễn tả cảm giác vui sướng của nhân vật.
Bên cạnh hành động chậm chạp giới hạn ấy là điệu nhảy tượng trưng cho tâm trạng. Thể hiện hành động không bằng cử chỉ mà bằng sự phong phú chứa đầy uy lực.
Nghệ thuật sân khấu Nô chứa đựng những tình cảm khác nhau, đối lập nhau. Sự pha trộn này giống như việc tạo ra một tổng thể hào hợp. Sự nhanh nhẩu thể hiện cùng với sự huyền diệu. Sự phức tạp tồn tại trong sự đơn giản. Tổng thể liên kết trong một yếu tố cô đơn. Ý nghĩa này được người Nhật diễn đạt bằng từ yugen – hiện thân cái đẹp được chấp nhận. Cũng có thể hiểu rằng, một con chim trắng với một bông hoa vỡ nát đánh dấu sự quý phái, xinh đẹp và tinh tế.
Cái tinh túy đầy chất thiền của Nô còn được ấn định bởi 3 loại luật Jo, Ha và Kyù. Chúng gắn bó chặt chẽ nhau torng những thể loại No và tạo nên một chương trình NO độc đáo. Và được biểu diễn bởi sự kết hợp của 3 lạoi luật này.
Chữ Jo trong tiếng NHật có thể được hiểu là giới thiệu, gợi ý. Đây là luật thứ nhất của một vỡ Nô, một thể loại đơn giản, dễ hiểu. Thông qua luật này, Nô đến với người xem những phần vui tươi, không kiểu cách, rườm rà mà đơn giản, dễ dàng phân chia nhất với một tinh thần siêu phàm. Thế nên, từ trong tính chát của Jo ta cảm nậhn được tính thiền vị của No. Đấy là những gì thuộc về thế giới nhỏ nhoi, vô ưu – chúng mộc mạc và sâu lắng, toát lên được sự sống trong bản thân vỡ Nô đang trình bày. Với vỡ Nô loại Jo này tâm hồn con người được gợi về trong thế giới giản đơn mộc mạc và đầy cảm xúc. Nội dung và sự vật trong nó đều mang một đời sống tâm linh đẹp đẽ, thanh thoát. Cũng như loài hoa dại bên đường, dù bị lãng quên trong mỹ cảm của thế giới rực rỡ nhưng chúng vẫn tràn đầy sức sống, vẫn âm trầm chứng tỏ mình một cách mạnh mẽ cái bản ngã đầy minh triết. Vẽ thanh đạm ấy chính là ý nghĩa thể hiện của vỡ Nô loại Jo – Giản đơn nhưng mang một ý nghĩa thật sự lớn lao, cao đẹp.
Đối với thứ 2, Thể Ha của Nô lại được phân thành 3 ,loại.
Thể loại đầu tiên của Nô loại Ha thường trình bày quan điểm của m6ọt trải nghiệm trong chiến đấu. Vai diễn Shite thường là một linh hồn của người lính chết trận. Với những vỡ loại này đòi hỏi diễn viên làm việc bằng tâm hồn hơn là việc giới thiệu – đây là loại vỡ biểu hiện sự sự phong cách của Nô.
Loại thứ 2 trong ha của Nô vai shite thường là những người phụ nữ đẹp quả quá khứ, những phụ nữ anh hùng tài sắc. Loại này được diễn bởi những điệu nhảy gây cảm hứng mạnh mẽ đến người xem bằng những biểu tượng tinh túy.
Loại thứ 3 của ha trong Nô đôi khi liên quan đến con người vì họ có thể làm giảm đi sự điên cuồng của loại này bằng một sự việc xảy ra buồn chán, đôi khi là những oán thù của người đàn bà thù hận. Biểu hiện qua những điệu nhảy cuồng say, những tình tiết có thật trong lịch sử được diễn trong cách thức của chủ nghĩa hiện thực.
Sang thể loại Kyu, những vỡ kịch này được thường quan tâm, nhất là những vỡ chứa đựng câu chuyện cổ tích về những con người siêu nhân, yêu quái. Khi đó tiết điệu của điệu nhảy nhanh và diễn viên từng diễn điệu nhảy này cũng linh hoạt.
Từ loại này ta có thể thấy rằng Nô được thể hiện hoàn toàn trong sự ảnh hưởng sâu sắc của thiền. Điểm chung nhất trong 3 loại là linh hồn hiện về trong hiện thực để thể hiện bản chất của mình. Đây cũng là một cách tìm hiểu về thiền thông qua trạng thái đã mất, chỉ còn lại dư âm khách quan. Và bằng dư âm khách quan này tác giả đã thể hiện ý niệm chân thành của mình về đối tượng một cách có hiệu quả. Trong quan điểm của kinh nghiệm, linh hồn gnười chết được hòa vào cuộc đời đã sống của mình để nhìn nhận mình bằng sự thật. Mối liên hệ giữa linh hồn và thực tại (waki) được diễn ra như một tiến trình từ bản ngã của mình đến vô ngã của vũ trụ. Từ thực tiễn đã sống đến vô cùng của siêu nhiên và qua quá trình này vỡ diễn gửi gắm vào khán giả một ý gnhĩa đầy minh triết về cuộc sống mà thiền đã chỉ ra, dẫn dắt con người về với thế giới vô thức của vũ trụ. Cuộc sống sẽ hồn nhiên hơn, tâm hồn sẽ thanh cao hơn. Đó chính là mục tiêu thanh lọc tinh túy. Khi linh hồn shite đã chứng ngộ thì waki dường như cũng đã hoàn thành nốt vai trò trong sáng hóa tâm hồn của khán giả.
Ngay lúc này, hình ảnh vai anh hùng của người lính trở nên tuyệt đẹp với chất u huyền sâu sắc. Biểu tượng cao đẹp của con người nữ anh hùng trở thành hình ảnh lý tưởng, tượng trưng cho m6ọt phẩm chất tình cảm cao đẹp, một khát vọng tình yêu trong cuộc đời. Vỡ diễn trác tuyệt cho loại này có thể kể đến là Yama – u ba (Sơn vũ) của Zeami
Theo huyền thoại, Yama –uba là “lão bà của núi” – một loại nữ sơn thần. Sơn mụ tiêu biểu cho tình yêu, một nguyên lý huyền diệu có mặt ở mọi nơi trong sự vận động âm trầm của vũ trụ, trong con người.
Huyền thoại được thể hiện trong kịch diễn ra với chuyến hành hương của một vũ nữ. Vũ nữ này là người biểu diễn rất thần tình các vũ điệu về Yama – uba. Trên đường hành hương một người đàn bà xuất hiện đưa nàng về trại để tỏ ý muốn được xem nàng múa. Rồi bà biến mất, thay vào đó là một sơn mụ xấu xí xuất hiện. Dù sợ nhưng vũ nữ vẫn hát, hát về sơn mụ. Sơn mụ tự hát về mình. Cả hai hòa vào nhau kh6ong còn phân biệt nữa như sắc và không của vũ trụ không giới hạn.
Sơn mụ là biểu tượng của tình yêu. Cho nên biểu tượng này không thuộc về nguồn gốc hay hình thức xấu – đẹp. Cái quan trọng của nó toát lên từ ý nghĩa thâm áo của tâm hồn sơn mụ mà vỡ diễn truyền tải qua lời ca, điệu múa. Cũng như nội hàm của tình yêu là hạnh phúc và khổ đau trong âm thầm để kết tựu thành hương đời thơm ngát. Cái đẹp của tình yêu không ở đâu xa ngoài tâm hồn và cuộc sống đích thực của mỗi chúng ta. Sự vận động của cuộc sống ấy chính là bản chất của vũ trụ, một nguyên lý muôn đời mầu nhiệm của tình yêu. Để khám phá được điều này con người cần có phương tiện biểu trưng để liên tưởng, phải trải qua quá trình nhận thức từ bên trong, hóa thân vào cùng với nó làm một và bằng sự thánh thiện của tâm hồn.
Và một giá trị nữa là tình yêu ấy, nguyên lý muôn đời ấy không xa vời, không khó đạt mà nó ở ngay trong cuộc sống đời thường giản dị, đơn sơ này. Mọi người ai cũng gặp được, chứng ngộ được vì điều đó thuộc về cuộc sống, thuộc về mọi người. Nó hào vào đời như một điều rất tự nhiên, hòa vào mỗi người như một thuộc tính có sẳn. Quan trọng rằng ta có hiểu được nó không, có nhận ra mối liên hệ ấy không. Khi đã hiểu được đối tượng rồi thì đối tượng đã kh6ong còn là nó nữa mà sẽ hòa vào ta làm một. Còn riêng ta sẽ trở nên không còn là mình nữa mà tâm hồn ta được tan vào bao la của thế giới tình yêu của nguyên lý ảo diệu mà vũ trụ có sẳn. Cái nguyên lý muôn đời ấy sẽ là sự sống với vạn trạng xấu đẹp của mình, hòa làm một trong đời với những gì hạnh phúc và khổ đau để tâm hồn được thanh lọc, ung dung, đỉnh đạt theo thiền.

THIÊN BẢO biên khảo.