12/12/08

Truyền thông và ngoại giao văn hóa

Cùng với quá trình hội nhập quốc tế sâu rộng và vị thế ngày càng nâng cao của đất nước, việc đẩy mạnh ngoại giao văn hoá - một trong 3 trụ cột quan trọng của Ngoại giao đang trở thành nhu cầu tất yếu đối với Việt Nam. Thông tin và Truyền thông là một trong những lĩnh vực có vai trò quan trọng trong công tác đẩy mạnh ngoại giao văn hoá.
Tuần Việt Nam trích giới thiệu tham luận tại Hội nghị ngoại giao tuần qua của Thứ trưởng Bộ Thông tin Truyền thông Đỗ Quý Doãn.

Với một đất nước có bề dày hàng nghìn năm văn hiến, ngoại giao văn hoá sẽ tạo dựng hình ảnh một đất nước Việt Nam tươi đẹp, phát triển năng động; mến khách, có một nền văn hoá độc đáo, đa dạng, giàu bản sắc, góp phần quan trọng vào sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam XHCN.

Ảnh: VNN

Ngoại giao văn hóa có vai trò hết sức quan trọng, vì nó vừa là nền tảng tinh thần, vừa là biện pháp và mục tiêu của chính sách đối ngoại Việt Nam; bổ trợ rất hữu hiệu cho các trụ cột khác, tạo thành một chỉnh thể chính sách đối ngoại phát huy tốt nhất sức mạnh dân tộc và kết hợp hiệu quả với sức mạnh thời đại.

Đối với một nước vừa và nhỏ, muốn tồn tại và phát triển thì càng phải phát huy được bản sắc văn hóa dân tộc, qua đó nhân thêm sức mạnh của mình để xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, giành được sự coi trọng của các nước và có vị thế xứng đáng trên trường quốc tế.
Bàn về Ngoại giao văn hóa
Ngoại giao “phở” tại xứ sở của phở
Ngoại giao văn hóa và hình ảnh "người Việt xấu xí"
"Mảnh đất ngoại giao văn hóa mới chỉ xới lên"
Nâng hàm lượng văn hóa trong ngoại giao
Cuộc đua trình diễn vẻ đẹp "tâm hồn quốc gia"

Cần hiểu rõ khái niệm văn hoá và chức năng văn hoá khi thực hiện nhiệm vụ ngoại giao văn hoá. Văn hoá là tổng thể những nét riêng biệt tinh thần và vật chất, trí tuệ và xúc cảm quyết định tính cách của một xã hội hay một nhóm người trong xã hội.

Văn hoá bao gồm nghệ thuật và văn chương, những lối sống, những quyền cơ bản của con người, những hệ thống các giá trị, những tập tục và những tín ngưỡng. Văn hoá gồm những chức năng như: Giáo dục, Nhận thức, Thẩm mỹ, Giải trí. Vì sự phát triển và hoàn thiện con người và xã hội là mục tiêu cao cả của văn hoá.

Tiếp xúc và giao lưu văn hoá là cốt lõi của ngoại giao văn hoá. Giao lưu văn hoá là sự trao đổi qua lại trong một quá trình lâu dài, trực tiếp giữa hai nền văn hoá của hai cộng đồng người khác nhau. Giao lưu văn hoá là sự vận động thường xuyên của văn hoá. Nó không chỉ là động lực phát triển của văn hoá mà còn là động lực của của sự tiến hoá xã hội.

Truyền thông và đại chúng trong việc đẩy mạnh ngoại giao văn hoá

Lực lượng truyền thông đại chúng rộng lớn ở Việt Nam như báo in, phát thanh, truyền hình, báo mạng điển tử. Với khả năng tác động nhanh chóng, mạnh mẽ, rộng lớn các phương tiện thông tin đại chúng có vai trò to lớn trong việc nâng cao dân trí, xây dựng các chuẩn mực lối sống, đạo đức, ứng xử tốt đẹp, bồi dưỡng nhân cách làm phong phú thêm đời sống văn hoá của toàn xã hội góp phần quan trọng trong việc đẩy mạnh ngoại giao văn hoá.

Thông tin đại chúng là phương tiện truyền bá văn hoá, giáo dục văn hoá, bồi dưỡng năng lực sáng tạo và hưởng thụ văn hoá, đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng của mọi người. Trong quá trình công bố, truyền tải, lưu giữ đồng thời cũng làm chức năng tiêu thụ các sản phẩm văn hoá do các nghệ sĩ, nghệ nhân và quần chúng sáng tạo nên. Đồng thời, góp phần quảng bá giới thiệu hình ảnh, đất nước con người, văn hoá Việt Nam với bạn bè thế giới và giới thiệu văn hoá các dân tộc trên thế giới với công chúng Việt Nam.
Ngoại giao văn hoá là con đường ngắn nhất, là cầu nối liên kết các dân tộc trên thế giới gần lại với nhau. Vì vậy, thông tin truyền thông phải đi trước một bước, phải thực sự là người lính xung kích mở đường cho việc thực hiện các nhiệm vụ quan trọng khi tiến hành ngoại giao văn hóa.

Tăng cường quảng bá, giới thiệu trên các phương tiện thông tin của Việt Nam và các nước thông tin, hình ảnh về đất nước, con người và văn hoá của các quốc gia trên thế giới để giúp cho nhân dân mỗi nước hiểu rõ hơn bản sắc văn hoá của mỗi dân tộc, làm tiền đề cho công tác ngoại giao văn hóa.

Thường xuyên mời và trao đổi các đoàn phóng viên báo chí của các loại hình báo chí trực tiếp đến Việt Nam tiếp xúc, khai thác và giới thiệu trên các phương tiện thông tin đại chúng của nước bạn những thông tin và hình ảnh của đất nước để giúp nhân dân các nước hiểu rõ hơn đất nước, con người và văn hóa Việt Nam.

Bộ Thông tin và Truyền thông chủ trì, phối hợp với Đại sứ quán Việt Nam ở các nước để chủ động hơn nữa việc tổ chức mời, trao đổi, cung cấp thông tin để các phương tiện thông tin nước ngoài hiểu đầy đủ, toàn diện và có thái độ khách quan khi thông tin về tình hình nước ta.

Nâng cao hơn nữa trình độ mọi mặt, sự hiểu biết về văn hóa của các dân tộc trên thế giới cho đội ngũ nhà báo Việt Nam, góp phần làm tốt hơn vai trò là người xung kích trong lĩnh vực thông tin tuyên truyền về ngoại giao văn hoá.

Phát huy lợi thế của báo chí điện tử, trang tin điện tử trên mạng internet để làm nhiệm vụ tuyên truyền về văn hoá và ngoại giao văn hoá. Tranh thủ các kênh để đưa báo chí, sách Việt Nam ra nước ngoài. Chủ động tham gia các Hội chợ sách báo quốc tế để quảng bá, giới thiệu văn hoá Việt Nam.

* Đỗ Quý Doãn (
Thứ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông)

Khi báo chí... "đối đầu"

Vụ việc công ty Rass xin 853ha đất liền, đảo và mặt biển trong vịnh Nha Trang làm dự án du lịch sinh thái để đón Hoa hậu thế giới (HHTG) 2010 đã được phản ánh trên báo với những góc nhìn dường như trái ngược nhau - Dư luận đặt câu hỏi về những luông thông tin khác biệt đó.

Ngày 1/11/2008, vụ việc công ty Rass xin 853ha đất liền, đảo và mặt biển trong vịnh Nha Trang làm dự án du lịch sinh thái để đón Hoa hậu thế giới (HHTG) 2010 được phản ánh lần đầu tiên trên báo Tuổi trẻ.

Ngày 4/11/2008, báo Tuổi trẻ tiếp tục đưa tin đoàn kiểm tra của Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch (VH-TT&DL) đã đi khảo sát, kiểm tra thực tế việc chấp hành các quy định của Luật di sản văn hóa tại các khu vực đã hoặc đang xin triển khai dự án nằm trong vùng 1 của danh thắng quốc gia vịnh Nha Trang, trong đó có dự án khu vực Bãi Tre - Đầm Bấy kể trên.

Ngày 6/11/2008, báo Thanh Niên đưa tin Công ty Raas rút ý định đầu tư ở vịnh Nha Trang. Và ngày 10/11/2008, báo Thanh Niên có một bài viết dài với tên gọi: “Xung quanh việc lập dự án phục vụ cuộc thi Hoa hậu Thế giới 2010 tại VN: Nhà đầu tư cảm thấy bị xúc phạm”.
Mô phỏng khu vực dự án trên đảo Hòn Tre. Ảnh: Tuổi trẻ

Sự việc sẽ không có gì đáng nói, nếu hai cơ quan ngôn luận này chỉ đơn thuần đưa tin phản ánh theo đúng chức năng báo chí. Nhưng thực tế không hoàn toàn như vậy. Thông qua các bài viết, hai "anh cả" trong làng báo chí thể hiện rõ quan điểm, chính kiến của mình về sự việc này. Và điều đặc biệt là, hai chính kiến ấy hoàn toàn trái ngược nhau.

Trống đánh xuôi…

Trong bài viết “Vịnh Nha Trang: Đổi di sản lấy phù hoa?”, tác giả Võ Văn Tạo của báo Tuổi trẻ thể hiện một sự phẫn nộ lớn. Theo tác giả, “đại công trường” đào non khoét biển của RAAS và chất thải của quần thể du lịch, với sức chứa 5.000 khách lưu trú và hàng nghìn khách tham quan vãng lai mỗi ngày chắc chắn sẽ đe dọa nghiêm trọng môi trường sinh thái biển nơi đây…

Rõ ràng việc cho đào xới, xây dựng với quy mô lớn như dự án của RAAS trong khu vực bảo vệ 1 của danh thắng quốc gia vịnh Nha Trang cũng đồng nghĩa với việc coi Luật di sản văn hóa không hề tồn tại!”.

Cuối bài viết, tác giả đưa ra một câu hỏi đã có lời đáp: “Chọn lợi ích to lớn và bền vững của cả cộng đồng nhờ bảo vệ, khai thác hợp lý tài nguyên thiên nhiên hay lợi ích của RAAS cùng phù hoa của một cuộc thi HHTG 2010?”

Khi đọc bài viết này, độc giả cảm nhận rõ rệt sự nguy hiểm của dự án, những lợi ích mà nó mang lại chỉ chiếm một tỷ lệ rất nhỏ khi so với những thiệt hại lâu dài và rộng khắp mà dự án gây ra cho Nha Trang nói riêng và Việt Nam nói chung. Như một quy luật tất yếu, độc giả sẽ cùng đồng lòng với tác giả phản đối quyết liệt dự án cũng như phản đối đề xuất của công ty Rass.

… Kèn thổi ngược

Mười ngày sau, độc giả được tiếp cận với luồng thông tin từ báo Thanh Niên. Bài viết điểm lại các hoạt động mang ý nghĩa xã hội, phi lợi nhuận của công ty Rass tiến hành tại Việt Nam cũng như các chỉ đạo sát sao của cơ quan quản lý trong việc thẩm tra, quyết định dự án Bãi Tre - Đầm Bấy.

Đặc biệt, bài viết cũng dành hẳn một phần “Nhà đầu tư bị xúc phạm” để chiêu tuyết cho ông Hoàng Kiều và công ty Rass.

Đây là đoạn cuối trong bài viết rất dài này: “Hãy đặt mình vào vị trí của ông Hoàng Kiều và xem lại toàn bộ thực tế hoạt động từ thiện, xã hội của công ty ông tại VN, sẽ thấy rõ ràng cách “góp ý” của một số bài báo như trên là quá đáng, là không thiện chí và sòng phẳng đối với một nhà đầu tư. Và việc ngày 6.11.2008, lãnh đạo Công ty Raas gửi thông báo đến nhiều nơi cam kết vẫn cùng UBND tỉnh Khánh Hòa tổ chức cuộc thi HHTG 2010 và tài trợ một số sự kiện của Festival biển tại Nha Trang 2009 nhưng sẽ ngừng thực hiện dự án Khu du lịch sinh thái Đầm Bấy, là một cử chỉ đang gây nhiều cảm xúc trong giới đầu tư”.

Không thể đến tận địa điểm sự việc, không được tiếp cận với những người trực tiếp liên quan cũng như những thông tin chính thức, người dân chỉ biết theo dõi qua báo chí. Nhưng ngay cả báo chí cũng “trống đánh xuôi kèn thổi ngược”, người dân biết nghe ai?

Lúc này, có lẽ người dân chỉ còn chờ sự tham gia của các cơ quan quản lý. Những ý kiến xác đáng, với chứng cứ khoa học cụ thể từ các đơn vị có thẩm quyền sẽ giúp nhân dân đánh giá chính xác sự việc.

Mặc dù công ty Rass đã quyết định ngừng thực hiện dự án Khu du lịch sinh thái Đầm Bấy nhưng những vấn đề của sự việc thì vẫn cần có câu trả lời.

Thứ nhất, việc đầu tư xây dựng vài trăm ha khu du lịch có ảnh hưởng đến toàn bộ vịnh Nha Trang và mức độ ảnh hưởng đến đâu?

Thứ hai, quyết định của NBND tỉnh Khánh Hòa tán thành đề xuất xây dựng của công ty Rass có vi phạm luật Di sản văn hóa?

Trả lời những câu hỏi đó, để không xảy ra một vụ việc “Đổi di sản lấy phù hoa?” (nếu có), và báo chí cũng không phải tốn giấy mực lao vào cuộc tranh cãi sai mục đích một lần nữa.

*

Đông Hải

Nghiêm túc với ý tưởng là bí quyết của thành công nghề viết

Nhân những ngày đang giảng dạy cao học kinh tế ở TP.HCM, và giữa lúc chờ đợi cuộc gọi từ nước ngoài, tôi muốn dành thời gian viết thêm với Saga những suy nghĩ và kinh nghiệm cá nhân đối với “nghề viết.” Trước đây, đã có lần nghề viết này được đề cập trên Saga, nhưng có lẽ nó quá ngắn để có thể trở thành nguồn suy ngẫm cho các bạn. Lần này, tôi mong được làm tốt và kỹ lưỡng hơn.

Khoảng cách tới mong muốn
Ai trong chúng ta cũng đã có lần thán phục trước những bài viết có sức thuyết phục, hoặc là có khả năng tạo ra ảnh hưởng mạnh. Những bài như “Bảy ngày giông bão ở Nutifood” của anh Phạm Ngọc Hưng (Aroka) và “Khủng hoảng Dielac” của anh … Tuấn (Sharp Ideas), có thể chính là những sự kiện tuyệt vời để chứng minh điều này.

Những mong muốn đó có lý do gần gũi với cuộc sống. Bản thân con người là một sự tiến hoá kỳ diệu từ chỗ chỉ biết sống với hiện tại cho tới việc sống với các kịch bản trong tương lai. Chuyện ấy nói lên vai trò quan trọng của các kịch bản What… If hay If… Then tồn tại trong các câu lệnh lập trình, hoặc tình huống dự báo của MS-Excel. Đối với cuộc sống gần gũi của mỗi chúng ta, khi gặp bài viết hay, có thể bạn đã đặt câu hỏi: Điều gì xảy ra, nếu tôi có khả năng sáng tạo ra những bài viết có sức cuốn hút và ảnh hưởng mạnh mẽ như thế. Câu trả lời của tôi, có thể là đại diện cho rất nhiều người tôi đã từng trao đổi, chính là: Khả năng đó mang lại cho mỗi cá nhân một sức mạnh đáng kể. Việc huy động sức mạnh ấy là việc của cá nhân, có thể chính có thể tà, nhưng trước tiên phải có sức mạnh đó cái đã.

Như vậy, khi chúng ta xem năng lực viết ấy là một điều đáng mơ ước, là một niềm tin có thể giúp chúng ta sống tốt hơn (về mặt tinh thần) và sung sướng hơn (về mặt vật chất – do kiếm tiền được từ sản phẩm hoặc “đạo hàm” của sản phẩm viết), thì nó là một giá trị. Giá trị được hiểu theo cách là thoả mãn một nhu cầu chưa được thoả mãn của con người-xã hội. Nhu cầu đó chỉ sinh ra khi người ta tin rằng người ta cần nó. Nhu cầu đó chỉ được gọi là nhu cầu thực sự khi mà người ta sẵn sàng chi trả cho nó.

Mong muốn sau một quá trình “chuyển hoá” trong môi trường dinh dưỡng hợp lý giúp hình thành các giá trị. Chúng ta đi đến với mong muốn có khả năng viết thật tốt, nhờ những dinh dưỡng như thế. Một trong những dinh dưỡng quan trọng bậc nhất chính là “phương pháp suy nghĩ để đi đến ý tưởng.”

Từ một con vịt xấu xí của môn Văn…
Hầu như không một ai hôm nay, vào năm 2008, có thể tưởng tượng rằng, tôi – VQH – chưa bao giờ được xếp hạng về môn Văn. Điểm 5 môn Văn là một sự sung sướng của cá nhân tôi khi đi học trung học mà chắc chỉ có những nhà văn đại tài mới lột tả được hết. 5 điểm là hân hoan.

Viết lách là việc vô cùng ngại ngần khi có việc tôi phải làm, dù là thư, dù là bài tập hay phải viết một báo cáo ngắn… Có một lần, sau khi được giải thưởng học sinh giỏi toán thành phố Hà Nội, tôi được giao việc cuối cùng, trước khi được cầm giải thưởng, là viết một báo cáo hay nói chính xác hơn là một đoạn văn về việc học toán sao cho hiệu quả.

Như các bạn có thể đoán, đây là một cực hình. Mới chỉ nghĩ đến nó đã thấy là một cực hình. Sự ngần ngại trong đầu chính là cản trở lớn nhất. Vượt qua bản thân là vượt qua bức tường cao nhất. Đối với việc viết lách, đa phần chúng ta không có cả ý định vượt qua. Lý luận dễ thấy nhất là việc viết đã trở thành phân công lao động xã hội, do ai đó làm, không phải việc của chúng ta.

Tôi còn bị cản trở nhiều lần chính vì những thành tích tệ hại của môn Văn và những lần bị đuổi ra khỏi lớp giờ học văn. Có một lần, thầy giáo văn của chúng tôi cấp 3, đang say sưa giảng về tấm gương của người nghèo quyết chiến đấu chống lại sự áp bức cường quyền. Trong giấc mơ củ khoai hiện ra như một tài sản. Tất cả đều hiểu giống thầy, chỉ có một tay không giống là tôi.

Đen đủi, thầy hỏi tôi: Anh hiểu thế nào về việc bị cướp mất cả củ khoai trong giấc mơ?
Câu trả lời của tôi, chẳng giống ai cả, là: Sao mà mơ ít thế, mơ thế sao mà giầu được. Nếu em mơ, sẽ mơ nhiều lên nữa. Làm gì có ai đánh thuế giấc mơ.

Một đứa học sinh 14 tuổi, với một câu trả lời khác người-ngỗ ngược, đã bị đuổi khỏi lớp 3 tiết, và viết kiểm điểm trước tổ bộ môn Văn.

Một lần khác, trước đó khá xa, trong giờ Văn của cô giáo rất yêu quí trường Chu Văn An cấp 2, ở Hà Nội, tôi phạm một sai lầm tương tự. Tôi xuyên tạc câu thơ trong Truyện Kiều thành:

“Quyết mình nàng mới hạ mình
Rẽ cho để thiếp, bán mình chuộc ông bô”

Nó chỉ lan truyền trong phạm vi một dãy bàn, nhưng vô tình cô bạn gái giỏi văn ngồi trước nghe lỏm thấy, và đúng vào lúc cô bạn đọc lại cho cô giáo văn, thì cô ta phì cười không thể dừng nổi trước khái niệm “ông bô” rất phi-Nguyễn Du. Nguyên nhân các bạn đã biết. Và kết cục là 3 tiết học đếm lá sân trường.

Việc viết lách nghiêm túc đó rồi thì sẽ được phân công cho ai? Mãi về sau tôi mới phát hiện ra, nó được phân công cho những con vịt muốn lột xác trở thành thiên nga.

Tôi có muốn trở thành một con thiên nga trong cái báo cáo học toán ấy không? Sâu thẳm trong ruột muốn lắm chứ. Thế tại sao tôi ngần ngại? Vì sự lo ngại mơ hồ rằng tôi không thể vượt qua. Thế có đúng là tôi không thể vượt qua? Tôi không có câu trả lời.

Như vậy thì phải thử, con vịt ạ. Chưa thử thì không thể biết. Tôi định một lần thử, nếu không thì sẽ suốt đời chấp nhận làm con vịt. Con vịt có ý nghĩa của nó, nhưng đó không phải là con thiên nga.

Cái gì biến tôi thành người viết chuyên nghiệp?
Trước tiên đó là thách thức của báo cáo học toán. Tôi đã suy nghĩ và quyết định thử một lần vỗ cánh, xem có giống thiên nga, hay rốt cục vẫn là vịt cỏ thuần chủng.

Tôi có 3 tuần để làm việc đó. Nhưng thay vì đọc các báo cáo mẫu của những học sinh giỏi kỳ trước, tôi đã lãng phí thời gian để chạy theo sở thích đọc của mình. Tôi đọc lại Dế mèn Phiêu lưu ký, tôi đọc thơ Léc-môn-tốp “Trường ca Ác quỷ” rồi đọc tiểu thuyết “Ánh Trăng” của văn học Nga… Chúng dường như không giúp ích gì cho cái báo cáo hóc hiểm ấy cả. Chúng chỉ làm tôi mất thêm thời gian, mà không tới gần cái đích báo cáo dù chỉ một xăng-ti-mét.

Tôi đã sai lầm. Việc tôi thực sự suy nghĩ nghiêm túc về báo cáo chính là sự nhích lại gần quan trọng nhất. Việc tôi nghĩ lan man, đọc lan man, nhưng lại nhắm tới mục tiêu báo cáo, chính là động tác quan trọng nhất dẫn tôi tới cái cầu môn cần sút bóng vào.

Khi bị ban giám hiệu giục nộp, chỉ còn 3 ngày nữa, với một số tiền đáng kể được thưởng thêm cho cái báo cáo đó (ngoài tiền giải thưởng) và một sự “mù tuyệt đối” với cái đích lẫn đường đi, tôi quyết định một sự liều lĩnh, không theo bất cứ tiêu chuẩn nào, mà mang hết cái kho tàng chữ của Tô Hoài, Tố Hữu, Pushkin, Léc-môn-tốp… vào cái công việc khô khan của toán học.

Tôi kết thúc với một bản báo cáo chẳng giống ai. Nó chạy từ dế đến tình yêu. Rồi nó móc từ tình yêu sang lý trí. Rồi nó bẻ ghi lý trí sang lô-gích. Thế rồi nó quay về với toán học. Và nó quay sang với nhà toán học Abel trong tình yêu cuộc sống… Một cái trận đồ bát quái, mà không một ai trong thầy giáo dạy toán tưởng tượng ra tôi lại mang đến trình bày. Một nồi lẩu chữ khó định nghĩa mầu, mùi, vị, lỏng hay đặc… Nhưng tôi còn nhớ tất cả đều yêu thích, và rất nhiều người xin nó để làm mẫu.

Lông vịt dài ra, và hình dáng lai thiên nga biết đâu đang được đúc.

Và tôi bắt đầu hiểu ra rằng, viết là một công việc của tất cả chúng ta, mỗi con người. Không viết, chúng ta bỏ đi một phần quan trọng với tư cách của con người. Không lột tả được ý tưởng của mình trên giấy, chúng ta ít nhiều khiếm khuyết gì đó.

Bởi lẽ phần đông cho rằng khiếm khuyết đó là tự nhiên, nên việc có ý định sửa chữa nó hầu như chỉ thoảng qua rồi biến mất. Một số người quyết tâm lấp đầy phần khuyết đó thường sẽ làm thành công, và nói chung là rực rỡ. Nhưng phải muốn cái đã!

Nguồn gốc là ý tưởng – Nghiêm túc với nó là phương tiện
Tôi bắt đầu nghĩ đến việc viết nhiều hơn. Mãi cho tới sau này, tôi gặp cái câu mà mỗi người cần phải gặp để tạo cho mình một phương hướng đúng đắn: “Viết là nghĩ trên giấy.”

Còn nghĩ thì là đủ thứ trên đời! Ai mà cắt nghĩa hết được. Nhưng rõ ràng, không tư duy thì thật khó lòng hoàn thành một bài viết tử tế, có chất lượng, có sức cuốn hút và tạo được ảnh hưởng với độc giả của mình.

Vậy thì phải học cách tư duy. Lô-gích và cảm xúc là hai thứ cần thiết để cho tư duy nảy nở, và bổ khuyết cho nhau. Thiếu lô-gích, chúng ta sa đà vào chủ nghĩa tự nhiên của các cảm xúc. Thiếu cảm xúc, chúng ta trình bày các sơ đồ khối chán ngắt, tốt mấy thì cũng không ai muốn “thưởng thức”.

Nhưng trước tiên và trên hết, chúng ta cần các ý tưởng đủ tốt. Ý tưởng thì nhiều lắm, và sau một hồi ngụp lặn trong các bài kiểm tra của dinh dưỡng suy nghĩ, chỉ còn một số ít có thể trở thành thực phẩm cho người khác xài một cách an toàn!

Khi trở thành một người làm chuyên môn, nguồn ý tưởng xuất hiện ở mọi nơi, mọi chỗ, khi đọc sách, lúc xem báo-tivi, sau một cuốn tiểu thuyết, lược dịch các nghiên cứu khoa học, quan sát sự kiện của thế giới kinh doanh. Có nhiều quá rồi, bây giờ chỉ còn việc lọc nó.

Việc lọc cần một lăng kính phân tích. Lăng kính này tách các sự kiện đã hợp nhất thành các góc nhìn và tính chất riêng lẻ. Thế rồi, theo ý muốn tự thân, chúng ta lại tìm cách tái hợp một số tia ánh sáng trong đó, chứng minh cái màu chúng ta muốn nhìn thấy là tồn tại thực, có lý và rất đáng để bị thuyết phục.

Để làm điều đó, chúng ta cần một sự nghiêm túc với ý tưởng của mình. Đi đến một ý tưởng rõ nét là một sự kỳ công, vì phải hình thành, thiết lập, bác bỏ… Không nghiêm túc, chúng ta không tự làm các động tác này. Mà nếu chúng ta không tự làm, không ai có thể bắt chúng ta làm (kể cả người trả lương). Và nếu như thế, không có lăng kính hay sự hợp nhất ánh sáng đơn lẻ nào được thực hiện. Cái bài viết ấy, rốt cuộc không tồn tại.

Tôi bắt đầu tập viết những thứ nghiêm túc từ năm 1993, tới giờ cũng đã nhiều năm, và vẫn đang tiếp tục tập các thể loại chưa từng tập. Có thể, trên đường đi, lại có một kiểu đặc trưng nào đó được biến thể từ các loại thường gặp, thì đó là sự vui mừng mỹ mãn. Không dễ nhưng có thể có hy vọng. Quan trọng là trong nỗ lực đó, tôi không được tự dập tắt hy vọng của mình.

Một trong nguồn sáng nuôi dưỡng hy vọng, niềm tin, và thậm chí khá là mâu thuẫn… là nuôi dưỡng cả sự nghiêm túc, đó chính là phẩm chất của sự hài hước. Hầu hết những người giao thiệp trước khi gặp đều tưởng tượng ra tôi là một tay khá “già”, mặt mũi quàu quạu (mà tôi hay gọi một cách thông tục là – gương mặt táo bón, xin thứ lỗi, nhưng sự thật là thế), và trầm ngâm một cách khó nhọc. Thực tế làm họ ngạc nhiên. Tôi luôn tạo ra các khoảnh khắc hài hước có thể. Chỉ cần giao tiếp trong một khoảng thời gian đủ dài (ví dụ trên 30 phút), chắc bạn sẽ có vài lần bật cười. Đó là cách tôi tìm kiếm sự sảng khoái, môi trường dinh dưỡng cho các cuộc đào thải của ý tưởng và cho phương tiện của nó được kích hoạt – quá trình nghiêm túc. Nghe thì thật mâu thuẫn. Nhưng thực tế là như thế.

Học viên trong các lớp của tôi thường xuyên bật cười vì cách lý giải chân thực, trào phúng của những hiện tượng toán học hay tài chính phức tạp, thường được xem là khô khan. Mang sự khô khan ấy lên slide, dám chắc bạn ở vị trí tôi sẽ nhận được nhiều cái ngáp dài vô tận. Lỡ có ai sái hàm, thì tôi ân hận vô cùng trong thời giá hiện nay. Sự hài hước, môi trường của ý tưởng, không khó khăn và quá tốn kém. Để có phẩm chất hài hước cũng không cần điều kiện gì đáng kể. Hoặc là bạn có thể cảm thụ sự hài hước và bật cười sảng khoái đúng lúc. Thi thoảng có người ngày hôm sau mới cười, họ thiệt hơn người khác mất một ngày. Hoặc là bạn có thể “truyền dẫn” sự hài hước. Kể lại một truyện cười hay một tình huống trào phúng xuất sắc cũng thể hiện một năng lực hài hước đáng kể, và tính sáng tạo trong công tác truyền dẫn dinh dưỡng sáng tạo. Hoặc là ở đỉnh cao hơn bạn có thể phóng tác (chữ đắt hơn sáng tạo) ra những thứ hài hước. Được cả ba thì tốt quá, nhưng đòi hòi như thế thì e cũng nhiều quá.

Tôi hiểu rằng, những chia sẻ này là không đầu không cuối. Cũng chưa tới đâu cả, vì tôi không phải là nhà văn chuyên nghiệp. Tôi là một người triển khai các nghiên cứu và trình bày chúng một cách chuyên nghiệp. Từ nỗ lực biến các phương trình lằng nhằng khó hiểu trở thành những phần thông tin hấp dẫn, tôi đang cố làm công việc chuyên môn của mình trong trạng thái người viết chuyên nghiệp. Có thể gọi như thế vì số lượng tác phẩm không hề nhỏ. Nhưng điều đáng nói hơn cả là tôi đang chia sẻ kinh nghiệm thực tế, mà nếu có giá trị với bạn trong việc lựa chọn quyết định trở thành thiên nga, thì sự cất cánh đẹp đẽ của Saga rõ ràng là kết cục hiển nhiên.

Chúc các bạn có những ngày tháng vui vẻ phía trước, và xin chào đón các ý tưởng của các bạn, được viết bằng dòng chữ điện tử trên Saga.

Cảm ơn đã đọc bài viết khá dài (mà vẫn chưa hoàn thiện) này.
(Viết tặng chú Trần Nguyên - SAGA)

Vương Quân Hoàng

Nghề báo từ góc nhìn của một người ngoại đạo

Nghề gì cũng đòi hỏi những quy tắc, chuẩn mực đạo đức cần tuân theo. Nhưng người ta nói, nghề báo – nghề “làm dâu trăm họ” - cần đạo đức nghề nghiệp gắt gao hơn những nghề khác vì nghề này tác động, ảnh hưởng tới nhiều vấn đề, nhiều người và đôi khi cả nhiều thế hệ nữa. Được mệnh danh là “quyền lực thứ tư”, vì thế những người viết báo càng cần phải có trách nhiệm hơn với chính những bài viết của mình, với những quyền lực mà ngòi bút đem tới cho họ, độc giả gửi gắm họ. Tôi là một người không thuộc “làng báo”, hay nói chính xác hơn cũng thi thoảng viết một vài bài nghiệp dư, xin mạo muội đưa ra đây một vài nhận định cá nhân về cái nghề rất vẻ vang mà cũng rất khó này:

Nhà báo làm PR đúng hay sai?

Cũng có những bài viết tranh luận về việc nhà báo viết bài PR cho các doanh nghiệp. PR bản thân nó không sai. Doanh nghiệp muốn tạo dựng hình ảnh thông qua các hoạt động cộng đồng là hoàn toàn chính đáng. Họ được quyền quảng bá hình ảnh của mình với người tiêu dùng, với xã hội. Thế nhưng làm thế nào để PR vừa đủ đó là cái tâm và cái tầm của người viết bài, cũng như người biên tập chịu trách nhiệm xuất bản bài viết đó. Các bài PR nên viết đúng, viết đủ và tường thuật sự việc, hoạt động tránh sử dụng những thổi phồng, tô vẽ. Có lẽ, nên đưa thêm khái niệm bài viết PR riêng thành một khái niệm phổ cập tới các độc giả - hoặc thống nhất giữa các báo để đưa thêm một dòng tít nhỏ ở trên hoặc ở dưới dòng chữ “Chờ sự phản hồi từ độc giả”. Như vậy, độc giả có thể có những phản hồi ngược chiều nếu thông tin sai sự thật để tòa soạn kiểm chứng.

Tách biệt giữa đưa tin kinh tế và bài viết nhận định

Hiện nay, cùng với sự phát triển của đất nước, sự hội nhập của Việt Nam với khu vực và thế giới đã khiến báo, tạp chí, báo điện tử, các chương trình truyền hình, phát thanh không ngừng gia tăng, đặc biệt là báo chuyên ngành về knh tế.

Tuy nhiên, bên cạnh nhiều tờ báo chuyên viết về kinh tế đã tạo uy tín và phát triển không ngừng cả về nội dung cũng như hình thức thì một số khác đã không duy trì được lượng độc giả và đánh mất bản sắc. Hiện tượng các báo viết sao chép bài của nhau không nhiều nhưng có thể có nhiều bài na ná nhau. Còn báo điện tử thì việc báo này trích dẫn của báo khác là rất thường gặp.

Do vậy, có lẽ cần có những sự tách biệt trong những bài viết về kinh tế hiện nay trên các báo để có thể giúp chính tờ báo phát triển và cũng là giúp người đọc dễ dàng tiếp cận với thông tin mà không bị choáng ngợp bởi một rừng thông tin kinh tế đầy rẫy trên các báo nhưng lại lặp đi lặp lại. Có thể tạm chia tin kinh tế thành các dạng sau để người đọc có thể tiếp cận tốt nhất:

Thứ nhất, về những mẩu tin kinh tế, tường thuật sự việc, hiện tượng kinh tế,… nên chăng viết ngắn gọn, súc tích để người đọc vừa không mất thời gian nắm bắt ngay ý chính, vừa nhanh chóng tiếp cận thông tin “sơ cấp” và tự đưa ra các nhận định, đánh giá theo quan điểm chủ quan của mình. Những thông tin thống kê “thô” về số liệu kinh tế, hoặc các thống kê có liên quan tới kinh tế được công bố, không đòi hỏi việc xử lý, xào xáo của phóng viên. Chỉ đơn giản là viết và đưa tin tới người đọc chân thực, đầy đủ và nhanh chóng.

Loại thứ hai là về những bài phỏng vấn chuyên gia, bài bình luận, nhận định, phân tích của các chuyên gia, tổ chức, ban ngành, …thì nên được lựa chọn kỹ càng tránh những trường hợp viết sai, viết thiếu, viết phiến diện. Đôi khi việc đó gây những hậu quả liên quan tới lợi ích của số đông người khác. Và vì thế người ta nói viết báo kinh tế… cũng nguy hiểm không kém đưa tin về chiến sự, điều tra tội phạm.

Tránh xung đột lợi ích – giữ tính trung lập

Những nhà báo phóng sự điều tra về tội phạm, đưa tin ở các vùng chiến sự ác liệt thường gặp nguy hiểm, đôi khi bị đe dọa tới cả tính mạng thì ai cũng biết. Nhưng viết bài về kinh tế cũng nguy hiểm không kém. Nguy hiểm là ở chỗ, viết không khéo thì cũng ảnh hưởng tới nhiều vấn đề. Nhà báo nắm “quyền lực thứ tư” nên đòi hỏi sự công tâm, chính trực rất lớn, họ phải mô tả sự thật một cách trung thực và độc lập. Đặc biệt những nhà báo viết về kinh tế, tài chính. Viết bài về thị trường chứng khoán nhưng vẫn phải làm sao để giữ tính trung lập, né tránh những xung đột về lợi ích khi mà họ cũng đầu tư cổ phiếu. Điều đó đòi hỏi trình độ và đôi khi là cả cái tâm của người viết cũng như của người biên tập.

Bình loạn… của nhiều chuyên gia

Nhiều khi đọc các bài viết có ý kiến phân tích, nhận định của các báo, thấy tên chuyên gia này, chuyên gia nọ mà không thấy giới thiệu học hàm, học vị, đơn vị công tác, nghề nghiệp, trình độ chuyên môn gì. Độc giả thắc mắc, không hiểu ai phong cho họ chức danh “chuyên gia” để đưa ra nhận định, đánh giá. Thôi thì có lẽ, có người gọi thì ắt là cũng phải “tay ghê gớm” rồi.

Tò mò, tôi đi tìm hiểu danh tính của một trong những chuyên gia kinh tế - tài chính – ngân hàng – chứng khoán đã “danh nổi như cồn” suốt một dạo thị trường chứng khoán ấm nóng hừng hực. Trên khắp các diễn đàn, cũng nhiều người tò mò như tôi. Để rồi, tất cả cùng xem một bức ảnh và cuối cùng vẫn chưa ngã ngũ xem chuyên gia chứng khoán ấy là ai trong số ba người nằm trong bức ảnh trên.

Điều này, làm tôi nhớ tới bộ phim “Bảo hiểm tình yêu” của Hồng Kông đang chiếu trên VTV3 có chỉ dẫn cho người xem:”Nếu bạn nghi ngờ nhân cách của một đại lý bảo hiểm, bạn có thể vào mạng và tra cứu danh tính, nơi làm việc cũng như các sản phẩm bảo hiểm mà họ được phép bán”. Tôi lại liên tưởng tới Việt Nam, nên chăng, chúng ta nên có một kênh dành cho các chuyên gia như thế, phải đăng ký làm chuyên gia, phải thi, và được cấp chứng chỉ… chuyên gia! Khi đọc các nhận định của chuyên gia nào đó, bạn sẽ vào mạng và tra xem chuyên gia đó là ai. Tất nhiên đó chỉ là giả sử, bởi nhiều lúc “tranh tối, tranh sáng”, có vẻ việc trở thành chuyên gia cũng không phải là quá khó và từ thực tế đó, đặt ra cho các nhà báo một câu hỏi: Làm thế nào để thẩm định ai là chuyên gia, ai chưa phải là chuyên gia để đưa vào bài viết cho hợp lý.

Không ngừng nâng cao trình độ

Có những bài viết gần đây đã từng gây xôn xao dư luận, khiến các độc giả đánh dấu hỏi rất lớn về trình độ của các nhà báo. Tất nhiên, báo chí là cần có thông tin đa chiều để đánh giá một sự việc nhưng những bài viết mang tính nhận định, đánh giá thì càng yêu cầu người viết chau chuốt và cẩn trọng. Tôi từng đọc một bài tâm sự của một nhà báo nước ngoài chuyên viết về vấn đề tài chính. Ông nói rằng, ông được giao viết chuyên mục về tài chính, chứng khoán vì ông giỏi hai ngoại ngữ thế nhưng lại chưa bao giờ học kinh tế, kế toán hay tài chính. Ông đã phải đọc rất nhiều xung quanh những đề tài đó, đọc hiểu các báo cáo tài chính, dữ liệu kinh tế, chứng khoán, các văn bản pháp lý liên quan. Nếu như các nhà báo kinh tế không ngừng học hỏi, tích lũy kinh nghiệm thì hẳn các bài viết của họ sẽ “chín” hơn, sẽ sâu hơn, sẽ chuẩn hơn, tránh những việc không đáng có trên.

Cần nhiều những gương nhà báo kinh tế viết hay và bản lĩnh

Chân dung một nhà báo kinh tế giỏi sẽ như thế nào? Tôi thử hình dung họ: một phong cách năng động, một tu duy sắc bén, một tinh thần ham hiểu biết và kỹ năng viết và một niềm yêu nghề viết. Những bài viết của họ luôn thể hiện kiến thức, lại vừa có thực tế, vừa có cái tâm, và phải hấp dẫn cũng như khiến người đọc cảm thấy thật thích thú. Một bài viết hay, một bài viết thành công là một bài được độc giả đọc và hưởng ứng.

Đọc quy định về đạo đức nghề báo, muốn đủ tầm đứng trong hàng ngũ những người viết báo kinh tế thì tôi sẽ phải học hỏi không ngừng về kiến thức cũng như đạo đức nghề.
Thu Phương

“Vô thức” trong quyết định của lãnh đạo – Ngã rẽ không lối thoát.

Khi doanh nghiệp khởi sự thành công bằng một thương hiệu tốt, một chiến lược tiếp thị kinh doanh sáng tạo, hiệu quả và khác biệt, một đội ngũ nhân sự chuyên nghiệp và giàu khát vọng, có lẽ đã đến lúc trải nghiệm doanh nghiệp của mình trên thị trường với nhiều mục tiêu mới, khát vọng mới.

Những phản ứng của một thị trường nào đó đối với sản phẩm, dịch vụ của mình khiến doanh nghiệp rất quan tâm. Đặc biệt là sự lưu tâm kịp lúc, kịp thời của các nhà lãnh đạo doanh nghiệp để những khiếm khuyết của sản phẩm, dịch vụ, bộ máy tổ chức không ngừng hòan thiện. Và điều gì đến đã đến... doanh nghiệp gặt hái được những thành công ban đầu. Nhà lãnh đạo lại muốn chinh phục đỉnh cao mới với một đẳng cấp mới, khát vọng mới… Họ đã cùng những cộng sự của mình dệt nên những động lực và thành công nối tiếp thành công. Thị trường mở rộng, thị phần tăng nhanh chóng, doanh số và lợi tức cũng được nhân lên không ngừng. Đến đây, sự tồn tại hay không tồn tại của doanh nghiệp lại phụ thuộc rất lớn vào tầm nhìn, sự tỉnh táo và một chiến lược công ty tòan diện của nhà lãnh đạo doanh nghiệp. Nhiều nhà lãnh đạo tự cho mình đã quá xuất sắc, đã quá giỏi trên thương trường, từ đó xa rời đội ngũ cộng sự của mình, xa rời thị trường, khách hàng của mình, tìm kiếm những chiến lược không tưởng hay sai lầm mà chính nhà lãnh đạo “không cảm nhận” được. Đó là sự “vô thức”. Sự “vô thức” này không phải nhà lãnh đạo nào cũng biết và sửa sai, phần lớn trong số họ chỉ thực sự nhận ra được sai lầm của mình khi doanh nghiệp của họ không bao giờ có cơ hội “hồi sinh”.

plan3.jpgLịch sử kinh tế thế giới đã chứng kiến rất nhiều những sai lầm của các nhà lãnh đạo dẫn đến sự suy vong của cả một thế lực kinh tế trong từng thời kỳ. Bài viết này chỉ tập trung khai thác một số sai lầm đã xảy ra đối với một số doanh nghiệp trên thế giới để liên hệ đến những gì có thể xãy ra đối với một số doanh nghiệp tại Việt Nam. Bài viết không có những định kiến chỉ trích mà chỉ thông qua thực tế để cảnh báo những điều có thể xảy ra trong tương lai nếu doanh nghiệp và nhất là nhà lãnh đạo doanh nghiệp không biết kịp thoát ra khỏi sự “vô thức” của mình.

Trước hết, đó là trường hợp của American Motor. Một cái tên rất nổi tiếng của Mỹ thập niên 50 về xe hơi nay đã “chết”. Sự phá sản của họ vì ba sai lầm mà sâu xa đó là sự “vô thức” trong các quyết định của các nhà lãnh đạo. Được biết đến vào những năm 1950 với cái tên Nash Motor Car Company, họ đã cố gắng thay đổi thói quen tiêu dùng bằng cách so sánh tính kinh tế của các loại xe do họ sản xuất với các loại xe “uống xăng như khủng long” của các hãng còn lại. Vì thế họ đã cụ thể hoá bằng hình tượng chiếc Rambler kiêu hùng với sức mạnh và tính tiết kiệm xăng rất cao. Điều này đã làm cho họ đạt được những thành công vang dội cho dòng xe tiết kiệm và tinh tế của mình. Tuy nhiên, mãi say sưa với chiến thắng họ đã không tiếp tục phát triển ưu thế này trên các thị trường còn lại. Sự thụ động này khiến cho họ không còn nhiều cơ hội để phát triển thị trường về sau này. Đó là sai lầm thứ nhất.

Sau đó, với danh tiếng của mình, họ sáp nhập với Kaiser Willys Motors trở thành American Motors và được Hãng Renault mua lại nhưng vẫn giữ nguyên tên cũ nhưng chỉ thêm một dòng xe khác là Renault. Đến đây, khách hàng không còn nhớ đến American Motor như là một hãng xe hơi “tiết kiệm” và “tinh tế” nữa. Thay vào đó là một hãng xe với nhiều chủng loại xe khác nhau phù hợp với mọi đối tượng trên thị trường. Có thể ban lãnh đạo đã không thể lường trước được hậu quả của việc làm này trong trước mắt vì cho đến thời điểm này American Motor vẫn có một tiếng nói rất có trọng lượng tại thị trường Mỹ.

Nhưng có lẽ sai lầm thứ ba và đây là sự “vô thức” lớn nhất của họ khi không nhận ra được hiểm họa của việc đi quá xa tôn chỉ ban đầu, với thành công nối tiếp thành công như vậy, họ đã không chú trọng đến những gì đã khiến họ thành công ngày hôm nay. Chiếc xe Jeep Wagoneer được quảng cáo là “chiếc xe hai cầu hạng sang của Mỹ” và “Chúng tôi không có đối thủ cạnh tranh” đã thực sự đưa American Motor khác lạ với chính mình thuở nào. Khách hàng thực sự không còn nhận biết sự khác biệt giữa American Motor và các hãng khác là gì nữa. Cũng những chiếc xe hạng sang, cũng “uống xăng như khủng long” và chính điều này đã đẩy American Motor “mất phanh” và không còn cơ hội dừng lại. Khi ban lãnh đạo nhận ra được sự “vô thức” của mình và cố gắng sửa sai thì cơ hội không còn nữa. Nhiều hãng xe khác nhất là những hãng xe hơi của Nhật đã tận dụng sự lơi lỏng của họ và xâm nhập vào chính phân khúc khách hàng đã giúp họ thành công. Kết quả là American Motor chỉ còn là quá khứ và được Chrysler mua lại vào cuối những năm 1980 với mục đích là mua quyền sản xuất xe Jeep.

Thứ hai, đó là trường hợp của Coca – Cola. Được biết đến như là một biểu tượng của Mỹ vào những năm 80 của thế kỷ trước. Trong thời gian này, Pepsi trổi dậy như một hiện tượng đã làm cho ban lãnh đạo Coca – Cola căng sức suy nghĩ để tìm cách chế ngự “hiện tượng” này. Và một giải pháp được đưa ra và đây cũng là sai lầm “vô thức” của họ. Nhưng cũng may là họ kịp sửa sai và lấy lại vị thế của mình trong những năm sau đó. Bỏ qua lời khuyên của Công ty quảng cáo McCann – Erickson và nhất là sự qua đời của Bob Woodruff – Một nhà lãnh đạo bảo thủ đầy quyền lực. Ban lãnh đạo mới đã thay thế hẳn Coca – cola truyền thống bằng một loại coca mới có hương vị giống Pepsi vào những năm 1984 – 1985.

Những tưởng sự thay đổi này sẽ làm cho Coca – Cola vượt qua Pepsi như dự tính của bantarget marketing.JPG lãnh đạo. Sự thật là họ đã thất bại. Trước nhất, chỉ với những thành công của quá khứ, họ chưa bao giờ thăm dò phản ứng của khách hàng. Sự thay đổi này có thực sự được khách hàng đón nhận hay không? Và câu trả lời là nếu như trước đây họ nhận được 8.000 lời phàn nàn vào cuối tháng năm thì chỉ trong một ngày vào đầu tháng sáu khi sản phẩm mới được tung ra để thay thế sản phẩm cũ thì số lời phàn nàn đã là 18.000. Đó thực sự là một thảm họa. Vì trong sâu thẳm tâm hồn họ, họ chỉ nghe theo cảm xúc của mình mà không hiểu được mong muốn của khách hàng khi mà Coca – Cola truyền thống như là máu, là niềm tự hào của cả một dân tộc. Trong khi Pepsi không làm gì để thưởng lãm cuộc chiến của Coke truyền thống và Coke mới và họ tiếp tục hưởng lợi. Kết quả là họ đã thua Pepsi trong những năm 1985, 1986. Rất may là họ đã kịp sửa sai bằng cách để cho Coke truyền thống quay trở lại và Coke truyền thống đã giúp họ vượt qua Pepsi ngay trong năm 1987.

Và đến Trung Nguyên của Việt Nam, được biết đến như Hãng cà phê tiên phong trong hình thức đối chứng và nhượng quyền. Bằng chất lượng cà phê tuyệt hảo và một phong cách kinh doanh đối chứng sáng tạo, Trung Nguyên đã chinh phục thị trường Việt Nam và thế giới. Đã có những năm mà khi nhắc đến Trung Nguyên, khách hàng đã dành cho thương hiệu này một sự tự hào. Nói đến cà phê là nói đến Trung Nguyên, đi uống cà phê là đến cà phê Trung Nguyên và hiện tượng cà phê Trung Nguyên với những con người trẻ, giàu khát vọng và với phong cách kinh doanh sáng tạo đã chinh phục được niềm tin yêu của khách hàng và bạn bè quốc tế.

Thành công đến, Trung Nguyên tiên phong trong hình thức kinh doanh nhượng quyền để tập trung sức mạnh của mọi đối tác, mọi khách hàng. Thuật ngữ “Gia đình Trung Nguyên” như là một cam kết đúng nghĩa của một đại gia đình Trung Nguyên trong tương lai. Trung Nguyên đến đâu, nơi đó thay đổi diện mạo, Trung Nguyên tạo ra phong cách uống cà phê độc đáo mà trước đây không có được. Thành công vang dội của Trung Nguyên đã được cộng đồng xã hội thừa nhận bằng sự tưởng thưởng của các cơ quan, cộng đồng doanh nghiệp và khách hàng.

Đáng lẽ Trung Nguyên cần kế thừa những đặc điểm nổi bật đó để cải tiến, nâng cấp hình thức này lên một bước mới cho phù hợp với thực tế mới thì lại rẽ sang một con đường hoàn toàn khác. Bảng hiệu Trung Nguyên được gắn vào khắp nơi, “thượng vàng hạ cám” đều có, hệ thống đối chứng mất dần và biến mất trong những đại lý sau này. Quá coi trọng doanh số, Trung Nguyên đã buông dần, xa rời cam kết để chính những đại lý của mình cạnh tranh lẫn nhau. Hệ thống phân phối dày đặc đã làm cho chính họ cạnh tranh với họ trong chính thị trường của mình. Sự thay đổi liên tục hệ thống bảng hiệu, màu sắc, kiểu dáng, bao bì đã làm cho sự vận hành của hệ thống vốn đã chậm nay càng lúng túng và kết quả là trên thị trường tồn tại nhiều hình thức nhận diện khác nhau làm cho khách hàng không thế nhận biết đâu là Trung Nguyên thật, đâu là giả, đâu là Trung Nguyên nhượng quyền, đâu là Trung Nguyên cấp 1…

Vision.gifBên cạnh đó, sự thành công của Trung Nguyên còn được kể tới bởi một đội ngũ nhân sự trẻ và tâm huyết thì điều này đã không còn đúng khi Trung Nguyên đã ở đỉnh cao của sự thành công. Sự thay đổi nhân sự liên tục đã làm cho Trung Nguyên mất dần đi tính ổn định và niềm tin của chính những người đang làm việc trong công ty. Cũng như American Motor, Trung Nguyên đã đánh mất dần đi ưu thế ngày nào đã giúp mình thành công. Cũng như Coca – Cola, Trung Nguyên đã không biết lắng nghe khách hàng phản ứng gì về mình. Dẫu biết rằng, Trung Nguyên ngày nay vẫn chiếm một thị phần rất lớn nhưng hình ảnh Trung Nguyên trong tâm trí người tiêu dùng có còn là niềm tự hào hay chỉ là một nhà sản xuất và phân phối cà phê thuần túy như biết bao công ty sản xuất cà phê khác tại Việt Nam? Phải chăng, Trung Nguyên đang đi lại con đường mà American Motor đã từng đi qua?

Hiểm họa từ môi trường kinh doanh là rất thật nhưng không phải ai cũng biết. Hoặc khi biết thì đã quá muộn. Hiểm họa đó nhất định sẽ đến như một cơn bão biển nếu doanh nghiệp không chủ động đối phó. Những nhà lãnh đạo công ty hãy thật thận trọng và đừng bao giờ nghĩ rằng tôi sẽ thành công ở một thị trường mới nếu đã có sự trải nghiệm thành công ở các thị trường cũ. Cũng đừng nên nghĩ rằng tôi làm gì cũng sẽ thành nếu đã từng thành công ở những công việc trước đó. Đó là một sai lầm không nên có đối với các nhà quản trị tài ba.

Nguyễn Khánh Trung - Thời Báo Kinh tế Việt Nam

Thay đổi tư duy: bắt đầu từ chính mình

- Dưới đây là nội dung một cuộc phỏng vấn ngắn đề cập tới nghiên cứu và tư duy của Gardner về cách thức thuyết phục người khác (hoặc bản thân) để chấp nhận một cách tiếp cận khác theo trong tình huống, hoàn cảnh, hay kinh doanh. Gardner đã thảo luận với tạp chí CIO về những khó khăn gặp phải trong quá trình thay đổi tư duy và bảy loại công cụ đòn bẩy nhà lãnh đạo cần nắm bắt.

Thay đổi tư duy: bắt đầu từ chính mình...

Vào tháng tư năm 200, -- Nhà tâm lý lỗi lạc Howard Gardner, đã công bố thuyết của ông về những khả năng tư thông minh, gần đây công bố “Thay đổi tư duy: Nghệ thuật và khoa học thay đổi bản thân và tư duy của những người khác (Harvard Business School Press, 2004).” Dưới đây là nội dung một cuộc phỏng vấn ngắn đề cập tới nghiên cứu và tư duy của Gardner về cách thức thuyết phục người khác (hoặc bản thân) để chấp nhận một cách tiếp cận khác theo trong tình huống, hoàn cảnh, hay kinh doanh. Gardner đã thảo luận với tạp chí CIO về những khó khăn gặp phải trong quá trình thay đổi tư duy và bảy loại công cụ đòn bẩy nhà lãnh đạo cần nắm bắt.

CIO: Ông hãy mô tả nghịch lý “thay-đổi-tư-duy” đề cập trong cuốn sách của mình.

Howard Gardner: Con người thường đánh giá thấp những khó khăn khi cần phải thay đổi tư duy. Khái niệm nghịch lý thay đổi tư duy cố gắng nắm bắt trạng thái đó. Lúc nhỏ, tư duy của bạn thay đổi rất nhanh, dù cho chẳng có ai gây sức ép buộc bạn phải làm việc đó. Về cơ bản, chúng ta là những người thay đổi tư-duy-bản-năng cho tới khi lên 10 hoặc hơn một chút. Nhưng khi bạn trở nên già hơn và đã thu nhận tri thức chính thức hoặc không chính thức, lúc này thật khó để thay đổi tư duy của bạn. Điều này không có nghĩa là bạn nên từ bỏ chúng. Trái lại, bạn nên thông minh hơn và có chiến lược rõ ràng hơn để bảo tồn nó.

Tôi không hề muốn thu nhỏ lại những khó khăn gặp phải thay đổi tư duy con người. Một tách cà phê vào lúc 3h hơn là vào lúc 1h? Đó là sự thực. Nhưng đó là những ý tường nền tảng làm cho thế giới này vận hành, về doanh nghiệp, về những điều cần làm để tồn tại? Và tất cả điều đó chỉ nói lên thực tế rất khó khăn để thay đổi tư duy của con người. Hầu hết mọi người, khi trưởng thành, không chỉ hình thành lối tư duy ổn định (cứng nhắc), mà theo cách hiểu là chúng hiệu quả [cho bản thân họ] bởi vì con đường phương thức tư duy đã hình thành vững chắc bên trong.

csr2.jpg[Với người lãnh đạo] nói rằng bây giờ là một trò chơi mới, điều đó làm cho [nhân viên] cảm thấy cần xây dựng những loại giả định khác, đó là những thủ tục và những chính sách thưởng và các kỹ năng thông thường không còn phù hợp hoặc cần đã bị thay thế? điều này thực sự là một cuộc tái-tạo-lại-nền- tảng [toàn bộ hoặc một phần nào đó của nhân viên]. Và đó là rất khó để tái-tạo-lại-nền- tảng!

Ví dụ, vào thời điểm hãng Dầu khí Anh quốc tuyên bố, “Chúng tôi không còn kinh doanh dầu khí nữa, chúng ta đang bước vào kinh doanh...,” một nhân viên có thể tự hỏi, “Đó là sai lầm. Chúng ta đang ở trong ngành kinh doanh năng lượng, và đã thành công hàng trăm năm nay. Gã khỉ gió này từ đâu ra và nói về cái ngành quái quỷ...?” Đó là thách thức thực sự cho [nhà lãnh đạo] vượt qua.

Những đòn bẩy tốt nhất đối với thay đổi tư duy là gì?

Điều này hoàn toàn tùy thuộc vào tình huống, tuỳ thuộc vào đối tượng bạn trao đổi: nhân viên công ty, người yêu, người đối lập, hoặc chính bản thân.

Nhưng tối thiểu có hai điều rất quan trọng thường bị đánh giá thấp. Một là dạng đòn bẩy tôi gọi là sự tái-tạo-lại-thông-qua-thể hiện. Đó là bức thông điệp được truyền đạt theo nhiều cách thức khác nhau, rất nhiều biểu tượng hiểu khác nhau, rất nhiều trí tuệ thông minh khác nhau, và rất nhiều hình tượng ẩn dụ khác nhau. Khái niệm khi bạn trình bày một lần và đi qua nó lại là sai lầm. Vì thế khái niệm đó đơn giản lặp lại bản thân bạn. Vì thế đây là lúc bạn cần tận dụng tất cả nguồn lực có ích để tìm ra các cách khác nhau tạo ra sự thay đổi tư duy.

Điều thứ hai [rất quan trọng] mọi người thường đánh giá thấp sức mạnh của sự kháng cự [chống đối]. Có ba yếu tố ảnh hưởng tới sự kháng cự này: tuổi tác, cảm xúc và hình ảnh công chúng. Điều thứ nhất, bạn sử dụng con đường (mạng lưới) của bạn càng lâu bao nhiêu càng khó khăn để bạn “căng dây” lại mạng lưới của bạn bấy nhiêu. Thật không may, đây là sự thật hiển nhiên của cuộc sống. Điều thứ hai, những điều bạn cảm có cảm xúc mạnh nhất chính là những điều khó thay đổi nhất. Và thứ ba, đặc biệt là những người thuộc về công chúng, đó là những điều đã làm cho họ trở nên nổi tiếng. Đó là tất cả những điều là cho họ khó thay đổi nhất (đảo ngược).

Ông nói là thật ra khá đơn giản để thay đổi tư duy của nhân viên, thậm chí đó là những người làm việc cho các công ty lớn.

Dễ hơn, chứ không dễ, tôi muốn nói vậy. Có một sự khác biệt căn bản giữa lãnh đạo một quốc gia, một công ty và lãnh đạo một công ty tập trung như Microsoft. Nếu doanh nghiệp càng thuần chủng, theo nghĩa là có cùng cách thức đào tạo và có cùng nền tảng kiến thức, bạn càng có khả năng tiếp cận những điều này ở mức khái niệm và lý thuyết. Bất cứ nhà quản lý nào nên nhận ra sự khác biệt giữa những lần họ cần giải quyết trong các nhóm đồng nhất. Ví dụ, tất cả nhân viên làm việc trong cùng hãng Wal-Mart khác hẳn với trình bày vấn đề cho lãnh đạo cấp cao của cùng tập đoàn đó. Đó là vấn đề nhận ra và thuyết trình cho độc giả của bạn. Suy nghĩ về điều bạn đang làm trên phạm vi toàn bộ tổ chức, và điều sẽ làm với một nhóm đồng nhất, họ hầu hết là những người nằm ngay ở vòng ảnh hưởng của bạn, nhưng sẽ trở thành một nhóm rất khác biệt khi họ vẫn là nhóm đồng nhất. Ví dụ như những nhân viên kỹ thuật phụ trách vận hành trang web chẳng hạn, tất cả họ đều có chung một sự trải nghiệm (kinh nghiệm, kỹ năng).

career_choice.jpgYếu tố lôi kéo chiếm tỷ lệ như thế nào trong thay đổi tư duy?

Tôi không tin tưởng vào sự thay đổi hành vi diễn ra mãi mãi trừ khi người ta chưa tự nguyện thay đổi tư duy. Tôi rất ấn tượng với lãnh đạo vượt qua và có thiện chí thay đổi tư duy.

Người ta thường đánh giá quá mức đối với nhưng thông tin bí mật và lôi kéo con người. Có một điều chắc chắn, kèm theo bằng chứng trong ngắn hạn, nhà quản lý sẽ trở nên hiệu quả hơn nếu không trung thực (thậm chí là lừa dối). Rất nhiều người cho rằng họ cần phải lừa dối trong ngắn hạn. Nhưng trong dài hạn, cả nhân viên và tổ chức đều phát hiện ra. Và cuối cùng, bạn sẽ phải nhận lấy hậu quả.

Ông cho rằng các câu chuyện chính là cách thức hiệu quả nhất để thay đổi tư duy con người trong các tổ chức. Đó là những dạng câu chuyện gì?

Khi bạn kể một câu chuyện có dạng kịch tính, tôi có một định nghĩa rất thú vị. Đó là một vở kịch hoàn chỉnh. Cần phải có những mục tiêu (thành quả). Bên cạnh đó, câu chuyện nên có những hạn chế người ta có thể nhận ra. Và chắc chắn phải có một giải pháp, hi vọng là tích cực. Đó hoàn toàn khác so với một bức thông điệp, một tầm nhìn hoặc một khẩu hiệu. Đó là sự trải nghiệm, thực tế, và dán nhãn (đặt tên) lên sự việc.

Nhìn chung kịch bản của toàn bộ câu chuyện là rất quan trọng. Cơ bản nhất những nhà lãnh đạo sẽ đề nghị [bạn và nhân viên] đặt sang bên cạnh hoặc từ bỏ toàn bộ câu chuyện bạn đã trải qua trong quá khứ (từ lúc còn nhỏ cho tới khi trưởng thành), từng tin tưởng, và bạn đóng vai như một nhân vật chính. Nhà lãnh đạo nói, “Không, đây là một câu chuyện khác hẳn. Bạn không thích sự khởi đầu, nhưng đó là câu chuyện rất có hậu, và bạn phải đi với nó, và đây là lý do tại sao, tôi sẽ chỉ cho bạn thông qua hành vi của mình tầm quan trọng của câu chuyện đó.”

Thông thường những người có khả năng phân làm phân tán sự kháng cự chính là những người có sự kháng cự tương tự với bản thân bởi vì ở bên trong họ nhận thức rõ rệt sức mạnh của mình.

Không chỉ thay đổi tư duy của các nhân viên, các CIO[2] cũng cần phải thuyết phục giám đốc điều hành và những nhà quản lý cấp cao khác về mục tiêu của họ.

Khi hai người nói chuyện, cộng hưởng (đồng thanh) là yếu tố thành công. Không có bất cứ dấu hiệu chung nào thể hiện sự cộng hưởng; bạn cần hiểu rõ những khán giả của mình đủ sâu sắc để có thể nhận ra những dấu hiệu đó. Nếu bạn muốn đưa ra sự thay đổi cho vị giám đốc điều hành, bạn cần hiểu rất rõ ông ta.

Và tất nhiên, làm bài tập trước khi đi vào cuộc gặp gỡ một-đối-một. Bạn cần biết đó có phải là con người của những câu chuyện, lý thuyết, cảm xúc hoặc khó lường. Bạn cần biết những yếu tố sẽ gây ra ảnh hưởng tới ông ta. Và mở rộng những điều đó tới hiệu suất cao nhất, đó là hai phút của bạn, bạn cần phải thực hiện thành công ngay lúc này hoặc không bao giờ, bạn nên theo dõi chặt chẽ và cẩn thận.

Làm thế nào CIO có thể phản ứng lại những mong đợi không thực tế?

inno1.jpgNhững yếu tố quan trọng nhất, một lần nữa, khả năng tái tạo thể hiện và sự kháng cự, và hãy để tôi thêm một từ nữa, “thế giới hiện thực.” Đầu tiên hãy cố gắng truyền đạt thông điệp của mình theo thật nhiều cách. Đưa ra bức thông điệp của mình theo nhiều hơn một cách, sắp xếp sự việc để người nghe có một cảm nhận khác. Đó cũng là ý nghĩa của việc đi nhậu sau giờ làm việc với ai đó. Đã vài lần trong đời, tôi thiết kế một cơ hội ngồi ngay bên cạnh đối tượng mà tôi cần thuyết phục trên một chuyến bay, bởi vì đó là một khung cảnh hoàn toàn khác nơi mọi sự giả định và kháng cự đều không còn như trước (hoặc bị hạn chế tối đa).

Không bao giờ cho rằng mình đã thắng lợi hoàn toàn nếu chỉ thấy người nghe có vẻ bị thuyết phục. Bạn cần phải suy nghĩ về những chiến dịch quân sự hoặc tranh cử; đó là một quá trình dài, không phải là một trận đánh đơn lẻ.

Bạn cần đi trên chính đôi chân của mình bất cứ khi nào để làm chủ những thể hiện cụ thể về sự vật và đánh giá đúng các sự vật khác. Đó cũng là cách thức mà thế giới này vận hành. Hãy biết tận dụng sự kiện của thế giới thực; sử dụng các bài báo, nghiên cứu, phản hồi của nhân chứng, hay bất cứ ví dụ nào của công ty về những việc đã làm hoặc không thể làm được và tại sao.

Quan trọng nhất, thậm chí nếu bạn đã thuyết phục ai đó về tình huống của mình, một trong những điều chúng ta biết từ ngành khoa học nhận dạng là luôn luôn có sự tụt hậu. Bạn cần phải nhấn mạnh (gia tăng) sức mạnh của bức thông điệp theo nhiều cách khác nhau trong một khoảng thời gian càng lâu càng tốt.

Khung thay đổi tư duy của công có phát huy tác dụng trong mọi hoàn cảnh không?

Đôi khi bạn không nên cố gắng thay đổi tư duy của người khác. Điều nên làm là lựa chọn. Có bốn điều bạn có thể đưa ra quyết định lựa chọn: thoát; làm theo những điều chỉ bảo; tảng lờ (bạn gật đầu có vẻ đồng ý với ý kiến nhưng sau đó bạn làm theo cách bạn muốn); hoặc bạn thay đổi đối tượng, làm việc để thay đổi tổ chức phù hợp với mục tiêu của riêng bạn.

Chủ nghĩa nền tảng là một dạng của quyết định không thay đổi tư duy về điều gì đó. Chúng ta có xu hướng suy nghĩ về nền tảng như là những giáo lý của tôn giáo, nhưng thật ra rất nhiều người trong số chúng ta thực sự là những con người có nền tảng (ví dụ, các giả định của chúng ta về công việc và gia đình chẳng hạn, chúng ta xây dựng cho mình những nguyên tắc mang tính nền tảng mà khó chấp nhận sự khác biệt trong đó) bởi vì chúng đã phục vụ (làm việc rất tốt) cho chúng ta trong quá khứ.

Một điều đáng cân nhắc là bạn nên nhận biết rõ những nền tảng của riêng bạn. Bạn có sẵn sàng cởi mở để thay đổi tư duy? Tôi thực sự không tin vào nhà lãnh đạo nào nói rằng ông ta chưa hề thay đổi tư duy. Nói cách khác, tôi cho rằng có một vài luật lệ cơ bản để con người cần rất sáng suốt khi quyết định thay đổi tư duy.


Tài liệu tham khảo:

[1] Harvard's Howard Gardner: Changing Minds is Difficult
[2] CIO – Chief Information Officer - Giám đốc thông tin tại các cơ quan tổ chức/doanh nghiệp

©www.saga.vn l Nguyên Hà - TRIZVIET JSC

Những cuộc họp lãng phí thời gian

Nếu bạn cũng giống như hầu hết các nhà quản lý khác, bạn đang bỏ ra 30-50% giờ làm việc của mình cho các cuộc họp. Sẽ không phải là quá nhiều thời gian nếu những cuộc họp của bạn có hiệu quả cao trong viêc thực hiên mục tiêu của bạn, nhưng sẽ là quá nhiều nếu hiệu quả của chúng không đáng kể.

Một số người biện hộ rằng những thay đổi nơi làm việc đã khiến cho các cuộc họp trở nên cần thiết hơn. Nhữpresentor.bmpng thay đổi này bao gồm việc trao quyền cho nhân viên (khiến việc phối hợp trở nên cần thiết hơn), sự tín nhiệm nhiều hơn ở các nhóm xuyên chức năng, việc ra quyết định dựa trên sự nhất trí, số liên minh gia tăng giữa các công ty. Bất cứ lý do gì cho những cuộc họp mà chúng ta có, thì hội họp cũng là một phần thiết yếu trong hoạt động của tổ chức.

Tuy nhiên,tất cả những lời than phiền mà chúng ta nghe được thực chất lại không phải về cuộc họp mà về việc tiêu tốn thời gian dành cho chúng nhưng lại chẳng tạo ra được một lợi ích rõ ràng. Những cuộc họp lãng phí này có những đặc điểm sau:

* Không cần thiết.
* Không theo một chương trình họp nào cả.
* Biến thành một buổi cãi vả.
* Chỉ có một hoặc hai cá nhân khống chế cả cuộc họp và nói suốt buổi.
* Vượt quá thời gian đã định.
* Không đưa ra được quyết định hay cam kết hành động nào.
* Không buộc mọi người phải chịu trách nhiệm về nhiệm vụ của họ.

Các cuộc họp mà bạn tham dự có tồn tại những đặc điểm này không? Nếu có thì cũng chẳng có gì ngạc nhiên khi bạn nghĩ chúng đang làm lãng phí thời gian của bạn. Những cuộc họp có hiệu quả là khi những người tham dự đều cảm thấy mình có thể chia sẻ những thông tin có giá trị,tham gia vào một quyết định chính,hay hoàn tất một nhiệm vụ quan trọng.Người dự họp không than phiền về những cuộc họp này vì những điều quan trọng đang được hoàn thành; và thậm chí họ có thể quên theo dõi cả thời gian.

Sau đây là một số việc bạn cần làm để tránh những cuộc họp lãng phí thời gian:

* Loại bỏ những cuộc họp không cần thiết. Mục đích của một cuộc họp là tạo điều kiện giao tiếp qua lại giữa những người tham dự nhằm chia sẻ quan điểm và ý tưởng,phối hợp hành động và ra quyết định. Thiếu một trong những nhu cầu này thì có thể bạn không cần phải họp.
* Tránh những cuộc họp mà bạn đóng góp rất ít hoặc đạt được rất ít hay không đạt được gì từ cuộc họp đó cả. Chỉ vì một ai đó mời bạn dự họp thì không có nghĩa làworkshop6.jpg bạn phải tham dự (trừ khi đó là yêu cầu của cấp trên).
* Hãy hỏi xin chương trình họp trước khi hứa dự họp.Nếu sau khi xem chương trình mà bạn phải hỏi lại rằng: "Hãy nói cho tôi biết, điểm cần họp là gì?” thì tốt nhất bạn nên tránh cuộc họp đó.

Nếu bạn đang tổ chức môt cuộc họp, hãy chắc chắn “điểm cần họp” phải rõ ràng, quan trọng và được phản ánh trong chương trình họp. Hãy giữ cho cuộc họp được ngắn gọn và phải đi vào chủ đề, đồng thời không cho phép nó vượt qua mức thời gian đã định. Hãy chắc chắn rằng bạn đã mời đúng người cần họp-tức là những người có quan tâm và liên quan đến chủ đề này, những người có thông tin quan trọng và có quyền tham gia vào quyết định. Cuối cùng,hãy định hướng hành động. Cuộc họp của bạn nên dẫn đến một quyết định, đưa mọi người đến gần mục tiêu, hoặc kết thúc bằng cách biểu quyết một vấn đề quan trọng. Khi kết thúc, bạn phải làm sao để những người tham gia sẽ nói rằng: “Cuộc họp mất một tiếng đồng hồ nhưng chúng ta lại có được một thương vụ tốt”, hay có thể là “Mỗi người trong chúng ta bây giờ đều mang trong mình một nhiệm vụ riêng rồi đấy”.

Những ngày không họp

meeting1.gifMột ngày làm việc điển hình của bạn có bị làm xao nhãng bởi các cuộc họp,làm bạn có quá ít thời gian để hoàn thành công việc, đi lại, giao tiếp với khách hang hay đơn giản chỉ để lập kế hoạch làm việc cho ngày tiếp theo? Nếu đúng thì hãy xem xét chính sách phòng ban hay công ty về những ngày không họp.

Hãy bắt đầu làm việc mà không động chạm gì đền buổi chiều thứ sáu cả. Nếu mọi người tỏ ra hài lòng với cơ chế này và tất cả công việc đều diễn ra suôn sẻ thì hãy xem xét mở rộng thành một ngày làm việc mà hoàn toàn không họp hành gì cả. Đương nhiên cũng sẽ có những ngoại lệ như đi thăm khách hàng hay các nhà cung ứng.

Một số công ty có một cuộc họp kéo dài hai tiếng ở bên ngoài công ty vào mỗi quý và cuộc họp này huy động toàn bộ lực lượng nhân viên ở văn phòng. Do cuộc họp và thời gian đi lại sẽ chiếm gần hết buổi sáng nên phù hợp nhất là không nên có thêm một cuôc họp nào nữa trong buổi chiều.

Lưu ý: Những ngày không họp chỉ có tác dụng nếu nhân viên,kể cả quản lý cao cấp tôn trọng chính sách này.Nếu chúng ta được phép xâm phạm nó thì chính sách này sẽ nhanh chóng không còn tác dụng nữa.

Harvard Business Essentials

Vai trò của người lãnh đạo có tầm chiến lược

Lãnh đạo là gì?



Cùng với việc đề ra khuôn khổ hoạt động, các giá trị và tạo động lực cho nhân viên, phân bổ ngân sách và các nguồn lực, nhiệm vụ của người lãnh đạo là xác định phương hướng tổng thể để tạo thuận lợi cho việc lựa chọn các giải pháp, đảm bảo những nỗ lực của tổ chức được thực hiện một cách có trọng tâm.



Trách nhiệm của người lãnh đạo gồm:

* Đại diện cho các bên liên quan lãnh đạo tổ chức;
* Chỉ đạo thực hiện thông qua một sứ mệnh hoặc mục đích;
* Hình thành và thực hiện những thay đổi về chiến lược của tổ chức;
* Theo dõi và giám sát các hoạt động, đặc biệt các hoạt động liên quan đến kết quả tài chính, năng suất, chất lượng, các dịch vụ mới và phát triển nhân lực;
* Cung cấp các chính sách và hướng dẫn thực hiện cho các cán bộ quản lý khác tạo điều kiện thuận lợi cho công tác quản lý và các thay đổi trong chiến lược.

Dưới đây là 6 quan niệm phổ biến về lãnh đạo:




Sai


Đúng

Quan niệm 1


Lãnh đạo chỉ tổn tại ở cấp cao nhất của tổ chức.


Lãnh đạo cần thiết đối với tất cả các cấp trong một tổ chức.

Quan niệm 2


Lãnh đạo là một kỹ năng hiếm có


Ai cũng có khả năng lãnh đạo.

Quan niệm 3


Kỹ năng lãnh đạo là bẩm sinh, không phải do rèn luyện


Kỹ năng lãnh đạo có thể đạt được từ quá trình học hỏi, rèn luyện

Quan niệm 4


Những người lãnh đạo là những người có sức thuyết phục


Một số người lãnh đạo có sức thuyết phục nhưng hầu hết là không

Quan niệm 5


Người lãnh đạo kiểm soát, chỉ đạo, thúc giục, lôi kéo.


Lãnh đạo không phải là thực hiện quyền lực mà là trao quyền cho người khác

Quan niệm 6


Chức năng của người lãnh đạo chỉ giải quyết những vấn đề phức tạp


Chức năng lãnh đạo là đương đầu với sự thay đổi, còn chức năng quản lý là đương đầu với các phức tạp



Vai trò của người lãnh đạo có tầm chiến lược:



* Một nhà lãnh đạo có tầm chiến lược phải có khả năng chỉ đạo tổ chức của mình. Người đó phải đảm bảo rằng các mục tiêu và chiến lược dài hạn được xây dựng và những nhân viên chịu trách nhiệm thực hiện phải hiểu rõ và ủng hộ những mục tiêu và chiến lược này.
* Những chiến lược dự kiến sẽ được thực hiện thông qua một cơ cấu tổ chức do nhà lãnh đạo có tầm chiến lược lựa chọn.
* Người lãnh đạo phải thiết lập một hệ thống thông tin để giúp nhân viên có thể hiểu rõ về chiến lược, ngoài ra đảm bảo người lãnh đạo chiến lược được cập nhật về những thay đổi đang diễn ra.



Sự khác biệt giữa người quản lý và người lãnh đạo



Khi quản lý, chúng ta:


Khi lãnh đạo, chúng ta:

Giải quyết những công việc cần phải làm trong ngày hôm nay


Dự đoán trước những khả năng có thể xảy ra trong ngày mai.

Nỗ lực đem lại cho tổ chức nhiều hơn bằng cách duy trì các hoạt động.


Cố gắng triển khai công việc và đưa ra những việc mới.

Dựa trên các nguyên tắc và quy trình để đảm bảo các hoạt động được thực hiện theo đúng kế hoạch và đồng bộ - Làm như tôi nói


Dẫn dắt bằng việc nêu gương thông qua các hành động để chứng minh giá trị của công việc – Làm như tôi làm

Truyền đạt rõ ràng các chỉ dẫn để mọi người hiểu và thực hiện theo


Biết lắng nghe để có thể hiểu và thể hiện sự tôn trọng

Cung cấp các chi tiết để công việc được hoàn thành


Chia sẻ với nhân viên về mục tiêu chung để chỉ cho họ thấy vị trí của họ trong đó.

Sử dụng các kỹ năng để xác định phương pháp và các hệ thống


Đưa ra hướng dẫn tổng thể và thỉnh thoảng kiểm tra.

Sử dụng chuỗi mệnh lệnh để truyền đạt các chỉ dẫn


Trao quyền cho mọi người làm những gì mà họ cho là tốt nhất

Trợ cấp cho nhân viên làm những công việc khó khăn


Cùng làm việc với mọi người để xây dựng những nhiệm vụ đáng làm.

Thúc giục mọi người làm việc nhiều hơn


Động viên mọi người phát huy hết khả năng làm việc của mình

Dựa vào các chuyên gia và giao nhiệm vụ cho những người có năng lực nhất


Thành lập các nhóm giải quyết các vấn đề phức tạp

Giảm thiểu sự phản đối bằng cách sử dụng kết hợp các phương pháp logic và dữ liệu


Nâng cao cam kết bằng cách kêu gọi mọi người chủ động tham gia

Giảm thiểu tối đa sự lo sợ thay đổi


Phát huy tối đa lòng nhiệt huyết và dám chấp nhận thử thách của sự thay đổi

Giảm thiểu rui ro và tránh mắc những sai lầm


Khuyến khích thử nghiệm, đổi mới và chấp nhận rủi ro

Cố gắng đơn giản hóa, rõ ràng và giữ tính liên tục


Chấp nhận khó khăn và không ngại sự xáo trộn

Chú ý tính chính xác và hiệu quả

- Hãy làm đúng


Chú trọng tính trung thực và chính thực

- Hãy làm những gì được xem là đúng



Sưu tầm

10 câu hỏi giúp bạn định hướng sự nghiệp

Có không ít người thành công là nhờ vào may mắn hay sự quen biết... thì ngược lại cũng không ít người đã phải chật vật để tìm một chỗ đứng trong sự nghiệp mặc dù họ không hề là người kém cỏi. Vậy nguyên nhân là gì?



Dưới đây là một vài gợi ý giúp sự nghiệp của bạn luôn tiến triển ngay từ đầu:

Khởi động

Brown-Volkman, tác giả của cuốn “Tìm đường đến với sự thành công trong sự nghiệp” tin rằng, bạn có thể khám phá ra điều bạn muốn làm qua suy nghĩ và quan niệm sống của bạn. Đó chính là hình ảnh bạn mong muốn thấy ở bản thân trong tương lai. Nó có thể phản ánh nơi bạn muốn ở, điều bạn muốn làm trong ngày mai, trong tuần sau, năm sau và hơn nữa. Brown-Volkman gợi ý bạn rằng hãy nhắm mắt và để các hình ảnh từ từ hiện trong đầu bạn và sau đó hãy tự hỏi bản thân 10 câu hỏi sau:

1. Nếu có thể, bạn thích làm nghề gì?

2. Bạn muốn có vị trí nào trong ngành đó?

3. Bạn muốn chịu trách nhiệm về loại công việc gì?

4. Bạn mong muốn được làm cùng kiểu sếp/đồng nghiệp như thế nào?

5. Bạn muốn làm việc bao nhiêu tiếng mỗi tuần?

6. Bạn muốn làm việc trong công ty như thế nào?

7. Bạn mong muốn môi trường làm việc trong công ty đó như thế nào?

8. Bạn muốn làm việc ở đâu? (thành phố lớn, thị trấn hay ra nước ngoài...?)

9. Bạn muốn mức lương bao nhiêu?

10. Bạn sẽ giải quyết vấn đề với căng thẳng công việc như thế nào?

Khi bạn đã nghĩ kỹ về những câu hỏi này, Brown-Volkman khuyên bạn một vài điều sau “Những câu hỏi này không đòi hỏi bạn trả lời đúng sai mà là bạn cần phải đưa ra những thông tin xuất hiện ngay trong đầu bạn khi bạn đọc câu hỏi. Bạn càng thật với bản thân bao nhiêu thì bạn sẽ càng chọn đúng ngành nghề cho mình bấy nhiêu.”

Tiến hành thực hiện

Một khi đã làm rõ được mong muốn của bản thân, hãy bắt đầu nghiên cứu và tìm hiểu dần lĩnh vực mà bạn quan tâm đó. Ví dụ, những kỹ năng, bằng cấp và nơi mà loại công việc đó phát triển… Đó có thể là sự tìm hiểu cho một khởi đầu mới và cũng có thể là của một sự thay đổi nhưng điều quan trọng bạn cần lưu ý đó là hãy chuyên sâu vào vấn đề bạn giỏi tốt hơn là cố gắng đạt đến mục tiêu mà mình không phù hợp bằng mọi giá.


nguon DT

Một “ông trùm” truyền thông Mỹ xin phá sản

Ngày 9/12, làng báo Mỹ xôn xao trước thông tin Tribune Company, một hãng báo chí và truyền thông có tên tuổi của nước này, nộp đơn xin phá sản.

Ông Sam Zell, Giám đốc Tribune Company, tỷ phú địa ốc làm báo - Ảnh: Reuters.
Đây được xem là lựa chọn duy nhất để hãng xuất bản các tờ The Los Angeles và The Chicago Tribune này có thể cơ cấu lại khoản nợ lên tới 13 tỷ USD.

Kinh tế suy thoái, kéo theo với sự sụt giảm mạnh mẽ của doanh số quảng cáo, cộng với những sai lầm trong quản lý là những lý do chính đẩy công ty có doanh số hàng năm 4 tỷ USD và hàng ngàn nhân viên này tới kết cục nói trên.

Ông Sam Zell, Giám đốc Tribune Company cho hay, công ty hiện vẫn có đủ tiền mặt để duy trì hoạt động của 12 tờ báo, 23 trung tâm truyền hình, kênh truyền hình cáp quốc gia và các loại dịch vụ truyền thông khác của hãng.

Tuy nhiên, trong bối cảnh doanh thu sụt giảm và theo yêu cầu của các chủ nợ lớn, Tribune quyết định nộp đơn xin phá sản. Cũng theo ông Sam Zell, vụ phá sản sẽ không ảnh hưởng tới vấn đề lương bổng của công nhân viên cũng như hoạt động bình thường của công ty.

Suy thoái kinh tế cộng với xu thế chuyển quảng cáo sang các website đang khiến doanh số quảng cáo báo giấy ở Mỹ sụt giảm mạnh nhất kể từ Đại khủng hoảng 1929 tới nay. Riêng doanh số quảng cáo trên các tờ báo in của Tribune đã giảm 19% trong quý 3. Một số tờ báo lớn ở Mỹ cũng đã vỡ nợ hoặc phải rao bán lại mà chẳng thể tìm nổi khách mua.

Tuy nhiên, bên cạnh khó khăn chung của ngành, Tribune còn có những rắc rối riêng.

Là một tỷ phú địa ốc ở Chicago, ông Sam Zell mới tiếp quản Chicago Tribune vào ngày 20/12/2007, tức là cách đây chưa đầy một năm. Sau khi nhậm chức, ông chủ này đã tiến hành tư nhân hóa công ty, đồng thời tăng gấp 3 số tiền vay nợ của công ty, khiến tình hình ngày càng tồi tệ.

Với chương trình tư nhân hóa trị giá 8,5 tỷ USD nói trên, toàn bộ số cổ phiếu của Tribune Company được mua lại. Nhân viên trở thành những người sở hữu công ty, nhưng lại không có tiếng nói và quyền quản lý trong công ty, mặc dù được hứa là sau này, họ sẽ được tiếp cận với cổ phần của mình và có thể bán lại cổ phần.

Ông Zell chi có 315 triệu USD để mua cổ phần trong công ty, nhưng lại giành quyền kiểm soát cả công ty, và có quyền mua lại tới 40% cổ phiếu của công ty trong tương lai.

Sau khi giành quyền kiểm soát, ông Zell thành lập một ban quản lý gồm những người cũng… giống ông, nghĩa là chẳng có kiến thức gì về báo chí. Trong quý 3 vừa qua, lợi nhuận hoạt động của cả công ty chỉ còn 37,1 triệu USD, so với mức 216,8 triệu USD cùn kỳ năm ngoái. Các tờ báo in của công ty trong quý 3 thua lỗ tổng số tiền 26,2 triệu USD.

Trong một năm qua, Tribune đã phải liên tục cắt giảm nhân viên và sản phẩm để có tiền trả nợ. Tháng 5 vừa qua, công ty này đã phải bán một trong những tờ báo đem lại nhiều lợi nhuận nhất của mình là tờ Newsday cho một công ty khác với giá 650 triệu USD.

Tribune cũng tìm cách bán lại đội bóng chày Chicago Cubs và sân vận động Wrigley Field của đội bóng để có tiền mặt, nhưng không thể tìm được khách mua.

Trong vòng một năm tới, Tribune phải trả số tiền lãi lên tới 900 triệu USD. Số tiền gốc tới hạn phải trả vào tháng 6/2009 là 512 triệu USD. Giới quan sát cho rằng, với những khoản nợ lớn bất thường như thế này, vụ phá sản của Tribune hoàn toàn không phải là báo hiệu cho một làn sóng phá sản trong làng báo Mỹ.

Tuần trước, Giám đốc Zell đã có cuộc họp với các chủ nợ chính của công ty là các ngân hàng Merrill Lynch, JP Morgan, Bank of America, Deutsche Bank và Citigroup. Đây đều là các chủ nợ được ưu tiên trả nợ trước trong trường hợp Tribune phá sản.

Trong cuộc họp này, ông Zell cảnh báo các chủ nợ rằng, nếu công ty cứ tiếp tục phải thanh toán nợ cho các chủ nợ nhỏ hơn, khả năng của họ trong việc trả nợ cho các chủ nợ lớn về sau sẽ bị giảm. Trước cảnh báo này, các chủ nợ lớn tham dự cuộc họp đành khuyên Tribune nộp đơn xin phá sản.

Với việc Tribune xin phá sản, công ty này cũng tuyên bố sẽ không thanh toán khoản nợ 69,55 triệu USD đến hạn vào ngày 8/12 này. Đây là khoản nợ của các chủ nợ nhỏ, không được ưu tiên thanh toán trong trường hợp phá sản.

Sam Zell khẳng định, vụ phá sản này sẽ đặt trọng tâm vào số tiền mà Tribune Company vay nợ, chứ không hề ảnh hưởng tới hoạt động của tờ báo. Tuy nhiên, giới quan sát vẫn tỏ ra lo ngại về tương lai của công ty truyền thông này.

Phá sản là hiện tượng có thể xem là rất hiếm trong làng báo, nhưng vụ phá sản của Tribune Company lại không khiến các nhà báo trong công ty này ngạc nhiên, vì họ đều biết rõ về ông chủ Zell và khả năng điều hành báo chí của ông. “Ở đây, nhân viên chẳng yêu mến gì ông Zell cả”, nhà báo Mitchell Landsberg của tờ Los Angeles Times cho hay.

Theo New York Times

5 lỗi chết người của doanh nghiệp bán hàng lẻ nhỏ

Trong môi trường kinh doanh không ngừng biến đổi và phát triển nhanh chưa từng có như hiện nay, những cạm bẫy luôn ẩn hiện rình rập bạn. Hãy tăng những cơ hội thành công của bạn bằng việc tránh những cạm bẫy tiềm ẩn và những lỗi “chết người” sau.

Không thể lên kế hoạch kinh doanh hiệu quả và khách quan

Hiện nay có rất nhiều thương nhân bán lẻ mới dấn thân vào con đường kinh doanh cùng với một chút cầu may và mang trong mình tràn đầy niềm lạc quan. Vậy hãy dành thời gian để chuẩn bị kế hoạch kinh doanh và đánh giá nhu cầu tài chính của bạn. Thiếu vốn, đây chính là nhân tố nguy hiểm hàng đầu đưa doanh nghiệp bán lẻ của bạn tiến gần bên bờ vực thẳm. Lên kế hoạch cho kinh doanh cũng là một yếu tố không kém phần quan trọng, cụ thể bạn cần ổn định địa điểm, mặt hàng sản phẩm kinh doanh và tìm hiểu khối thị trường dân cư.

Quá tập trung vào sản phẩm và bỏ qua thị trường

Một thực tế là không ít các doanh nghiệp bán lẻ rơi vào tình trạng trì trệ do người sở hữu nhất quyết chỉ tập trung thiên về một sản phẩm hay mặt hàng sản phẩm, ngay cả khi thị trường đã bỏ qua chúng. Cần phải ghi nhớ một điều rằng bạn đang kinh doanh để kiếm lợi nhuận chứ không đơn thuần chỉ bán một sản phẩm cụ thể. Đừng chọn giải pháp “kết hôn” với sản phẩm của bạn. Hay nói cách khác bạn không nên bán độc quyền một mặt hàng sản phẩm bởi nó dễ bị mất giá sau mùa vụ hay ngay sau những dịp đặc biệt. Có một số cách để làm mới liên tục những mặt hàng sản phẩm của bạn mà không cần hạ giá chúng hoàn toàn. Ví dụ như, nếu bạn muốn mở một cửa hàng chuyên về những sản phẩm trang trí nhà cửa, bạn cần cập nhật việc giảm giá sản phẩm của mình thường xuyên để giữ đúng nhịp trong việc thay đổi các phong cách trang trí.

Một điều cần nhận ra rằng thương nhân bán lẻ nhỏ khó cạnh tranh hiệu quả với những thương nhân tầm cỡ, vậy họ nên tập trung vào việc liên kết nhiều sản phẩm mua bán thẳng đạt tiêu chuẩn như các thiết bị nhỏ, đồ điện tử thay vì dành nhiều thời gian cho những sản phẩm, dịch vụ mang tính chất đặc thù. Bạn có thể dành ưu tiên cho những dịch vụ cá nhân mang lại cho người tiêu dùng nhiều sự lựa chọn, những mặt hàng có đặc thù giống nhau, ví như đèn chiếu sáng, chăn ga gối đệm, nội thất, những mặt hàng sản xuất mang tính địa phương.

Khó thích nghi với thay đổi của thị trường

Đây cũng là điều liên quan đến điều thứ hai nói trên, nhưng ở đây tập trung nhiều vào phương pháp bán hàng và cách truyền thông hơn. Một ví dụ điển hình dễ nhận thấy, vài năm về trước, các đĩa, băng điện ảnh được thuê khá rầm rộ tại các cửa hàng phim đĩa địa phương, nhưng ngày nay, hầu như người xem có thể xem trực tuyến hay tải trực tiếp từ trên mạng về máy tính. Sự xuất hiện của Internet đã làm thay đổi đáng kể thói quen của người xem, và các cửa hàng cũng như người thuê đĩa phim ngày càng đòi hỏi nhiều dịch vụ, sản phẩm theo yêu cầu của họ và chuyên biệt hơn, nơi bán hàng cũng tiện nghi hơn.

Tác giả Ronald L. Bond đã hơn 30 năm kinh nghiệm làm CEO, chủ doanh nghiệp nhỏ, người quản lý, nhà tư vấn và là tác giả của cuốn sách nổi tiếng “Retail in Detail” (tạm dịch: Chi tiết về bán lẻ).
Đánh giá thấp nhu cầu bán lẻ

Công việc bán lẻ không dành cho những người yếu đuối. Bởi yêu cầu đối với việc điều hành một doanh nghiệp, cửa hàng bán lẻ thành công là tập hợp nhiều yếu tố: kiên định, thẳng thắn và tiêu tốn nhiều thứ bất kể lúc nào. Một số người mong muốn trở thành thương gia bán lẻ trong tương lai đã sai lầm khi cho rằng họ có thể thành lập, điều hành một doanh nghiệp, cửa hàng bán lẻ trong thời gian rảnh rỗi của họ. Công việc bán lẻ là một chu kỳ liên tục của các công việc: mua hàng, chào hàng và bán hàng. Đây là công việc cực kỳ mệt mỏi và đòi hỏi cao, đặc biệt phù hợp đối với những người có cá tính. Và tất nhiên, thành công của doanh nghiệp chính là tăng chất lượng cuộc sống, và bạn cần thuê nhiều nhân viên hơn để trợ giúp, nhưng bản thân sự thay đổi này sẽ mang lại những vấn đề và nhiều đòi hỏi hơn.

Vậy nếu bạn chưa sẵn sàng thay đổi một phần không nhỏ trong cuộc sống của bạn, ít nhất ngay từ ban đầu, có thể bạn nên xem xét thời gian làm việc bán thời gian tại một doanh nghiệp có tên tuổi.

Sao nhãng dịch vụ khách hàng

Đây có thể coi là nguyên nhân lớn nhất của sự thất bại đối với doanh nghiệp bán lẻ. Một số thương gia bán lẻ cho rằng khách hàng mua sản phẩm là vì lợi ích của chính họ. Và các doanh nghiệp bán lẻ đó thất bại bởi vì họ đã “đóng đô” tại những khu bất lợi cho công việc kinh doanh và bởi họ không điều chỉnh thời gian kinh doanh phù hợp với nhu cầu của khách hàng. Ví dụ, nếu đối tượng khách hàng của bạn hướng tới người đi làm, bạn không thể kinh doanh thành công nếu bạn mở cửa lúc 10h sáng và đóng cửa hàng lúc 3h chiều. Một cửa hàng thường xuyên đóng cửa trong thời gian kinh doanh đã được công bố và ông chủ của họ dường như không nhận ra một điều rằng những thông lệ này quá xa lạ với khách hàng. Một thương gia bán lẻ khác mở một cửa hàng tại một toà nhà cao ốc khá tiện nghi và rẻ với họ và cho rằng khách hàng sẽ tìm ra họ! Nhưng đã thất bại!

Và còn một lỗi chết người nữa trong dịch vụ chăm sóc khách hàng, đó là không thể đối xử với tất cả khách hàng một cách lịch sự và tôn trọng. Những điều cơ bản như không chào hỏi khách hàng khi họ bước vào cửa hàng, không tận tình giúp họ lựa chọn sản phẩm, hay bỏ qua những nội quy của cửa hàng là những chuyện thường thấy. Vậy nếu doanh nghiệp của bạn hay xảy ra những chuyện như vậy, hãy đào tạo lại đội ngũ nhân viên của mình và bản thân dựa trên nền tảng: tôn trọng và lịch sự, nhã nhặn với khách hàng.
Cho dù có tránh được 5 lỗi chết người nói trên cũng không hoàn toàn đảm bảo sự thành công của doanh nghiệp bán lẻ, nhưng nếu mắc phải những lỗi đó chắc chắn bạn sẽ nhanh chóng đưa doanh nghiệp của bạn tiến gần tới bờ vực của sự thất bại. Trong thời buổi thị trường đang thay đổi từng ngày từng giờ như hiện nay không ít những rủi ro và cạm bẫy vẫn tiềm tàng đâu đó, do vậy cần chú ý đến việc tăng lợi thế thành công của bạn bằng cách tránh những lỗi nói trên.
Theo Lãnh Đạo

Vũ khí EQ

Ngày cuối tuần mưa tầm tã, Giám đốc công ty Thiên Đức vẫn cắp sách đến lớp để nghe thầy Bernard Law giảng bài. Hôm nay, Thạc sĩ Bernard Law giảng môn học mới: Trí tuệ cảm xúc (Emotional Intelligence Quotient).

Nỗi niềm mang tên EQ

Hầu hết các học viên của thầy Bernard đều đang giữ cương vị lãnh đạo hoặc quản lý trong lĩnh vực kinh doanh. Đối với họ, EQ không phải là khái niệm "mới tinh". Nhiều người đã từng tham khảo sách, báo và tài liệu về EQ, nhưng với họ, chừng đó lý thuyết thôi thì chưa đủ. Vì thế họ tìm đến lớp học để cùng chia sẻ...

Giám đốc công ty Thiên Đức thừa nhận mình là người rất nóng tính, rất dễ nổi cáu mỗi khi căng thẳng. Những cơn nóng giận ấy đã anh làm mất đi cơ hội lắng nghe người khác. Mặc dù biết như vậy là không tốt, nhưng anh vẫn chưa tìm ra cách nào kiểm soát được thái độ tình cảm của mình".

Cũng có sự biểu hiện tính cách lúc cáu giận giống như trên là anh Phó Giám đốc một công ty Tư vấn Truyền thông. Và khi tham dự lớp học EQ này, anh Phó giám đốc nọ mới thấy rằng nóng tính không phải là vấn đề chỉ của riêng mình. Thực tế, chuyện nóng giận thiếu bình tĩnh như thế gần như ai cũng có thể mắc phải, nhất là các "sếp" - khi mà họ phải chịu áp lực quá lớn từ công việc và các mối quan hệ.

Trong khi đó, Giám đốc chi nhánh của một Ngân hàng lại vấp phải trở ngại khác. Chị có nhược điểm là khá nóng vội, nên muốn việc gì cũng được hoàn thành thật nhanh. Điều đó khiến chị luôn bực mình và căng thẳng khi mọi việc không diễn ra đúng như ý muốn.

Trái ngược với chị học viên trên, quản lý của công ty cung cấp các dịch vụ liên quan tới đào tạo - lại là người quá mềm mỏng. Việc bị lạm dụng khả năng lắng nghe đã khiến chị đôi khi "ngập lụt" trong các tâm sự của đồng nghiệp. Hệ quả là chị cảm thấy mệt mỏi và mất nhiều thời gian khi cần đưa ra những quyết định quan trọng...

Còn Hiệu trưởng của một trường trung học cơ sở lại mang đến lớp học một nỗi niềm liên quan tới vấn đề lớn của ngành giáo dục, đó là chất lượng học tập và giảng dạy. Chị trăn trở khi mà nhiều bậc phụ huynh cho rằng xảy ra hiện tượng các em học sinh bỏ học và lười học là do "chất lượng giảng dạy"... Chị quyết định đến lớp học Trí tuệ cảm xúc với mong muốn hiểu rõ hơn xúc cảm và cách phân loại xúc cảm của trẻ. Từ đó, chị hy vọng sẽ tìm ra phương pháp áp dụng cho phù hợp với từng kiểu học sinh.
Giải quyết nỗi khổ của sếp

Không ít người (không phải là lãnh đạo) cho rằng làm sếp là oai, là sướng, vì sếp có quyền "chỉ tay năm ngón", khi bực mình thì có quyền mắng mỏ, thậm chí quát tháo nhân viên. Còn nhân viên lại phải mất nhiều thời gian căng óc lên để "dự báo thời tiết" hoặc "nghe nhạc hiệu đoán chương trình" theo từng nếp co dãn trên khuôn mặt của sếp. Thế nhưng trên thực tế, có những nỗi (thống) khổ mà chỉ khi nào ai đó ngồi vào vị trí "sếp" mới thấu.

Ai cũng có lúc nóng tính, gắt gỏng, căng thẳng, mệt mỏi, lo âu... Nhưng với các sếp, tần suất và cường độ của các cảm xúc tiêu cực này ở mức cao hơn rất nhiều. Thủ phạm chính gây ra các cảm xúc trên chính là áp lực công việc và tác động của các mối quan hệ khác nhau. Những lí do khiến sếp nổi giận thì có cả ti tỉ, từ lí do to như con voi cho tới những chuyện lãng xẹt như con kiến... Sắp đến hạn bàn giao sản phẩm với khách hàng mà nhân viên lại "giở chứng" thì cơn thịnh nộ của sếp là điều khó tránh khỏi. Đàm phán không thành công, nhân viên lại làm hỏng máy móc, thử hỏi làm sao sếp có thể bình tĩnh ... Rồi chuyện sổ sách, giấy tờ, thuế má, lời lãi cho tới thua lỗ, rồi tiền lương, tiền thưởng … tất tật đều khiến sếp phải vò đầu bứt tóc... Hay như chuyện cô nhân viên tự dưng bù lu bù loa lên khóc cũng khiến sếp cáu kỉnh. Hoặc, anh nhân viên thường ngày mẫn cán hôm nay bỗng nhiên lại "bật lại" cũng làm sếp bị ức chế... Những lúc nào tự sếp (hoặc nhân viên) thành công trong việc ngăn được các cơn giận của sếp thì mọi việc lại ổn. Nhưng sức chịu đựng dẫu là của ai thì cũng có giới hạn nên nhiều khi bức xúc phải bùng ra.

Thực tế, cơn giận của sếp chỉ là nhất thời, nhưng dư âm "tàn phá" của nó mới để lại hậu quả lâu dài. Và nếu như sếp không cải thiện được "tính khí" của mình, hoặc tìm ra một cách "xả xì trét" hữu hiệu thì các nhân viên dù có "thiên thần" đến mấy cũng có lúc sẽ phải "nổi giận". Lúc đó, môi trường làm việc sẽ có nguy cơ trở thành một "bãi rác độc hại".
Để làm "trong lành" môi trường làm việc, thầy Bernard Law chia sẻ với các học viên - vốn là các sếp - một yếu tố quan trọng – có thể coi đó là một chiếc chìa khóa. Đó chính là cách vận dụng trí tuệ cảm xúc trong điều hành.

Muốn hiểu được trí tuệ cảm xúc, trước tiên phải hiểu được cảm xúc là gì. Theo định nghĩa, cảm xúc là tập hợp những phản ứng tự nhiên được bộ não phát ra một cách tự động để giúp cơ thể và tâm trí chuẩn bị hành động thích hợp khi cảm giác phát hiện ra điều gì đó đang xảy ra liên quan đến sự bình ổn của chúng ta. Nơi nào có con người, ở đó có sự vui tươi, hân hoan, cảm giác ấm cúng hay buồn rầu, chán nản, thậm chí thất vọng... Những cảm xúc đó tồn tại độc lập với hệ ý thức. Nơi nào có con người, nơi đó cảm xúc sẽ luôn luôn là một thành tố quan trọng trong tương tác của họ.

Trong khi đó, dù với quy mô lớn hay nhỏ thì một tổ chức cũng luôn bao gồm tất cả các thành viên - ở đây được hiểu là chính các nhân viên của sếp. Một tổ chức thành công hay thất bại đều do con người – hay nói cách khác là do nhân lực của chính tổ chức đó. Để hiệu quả trong công việc quản lý hay lãnh đạo, người đứng đầu (sếp) cần hiểu cách thức phản ứng trước những tình huống, và ảnh hưởng của phản ứng đó sẽ như thế nào đến những người cùng làm việc. Như vậy, áp dụng Trí tuệ cảm xúc (EQ) trong công việc giúp cho một tổ chức hoạt động hiệu quả hơn, tập trung hơn, sáng tạo hơn. Các mối quan hệ tương tác giữa các cá nhân theo đó sẽ trở nên tốt đẹp hơn, linh hoạt và thân thiện hơn.

Aristotle từng nói: "Ai cũng có thể trở nên cáu giận - điều này thật dễ dàng. Nhưng cáu giận với đúng người, đúng mức độ, đúng thời điểm và đúng cách thì chẳng dễ chút nào". Về bản chất, cảm xúc phát sinh ngoài ý thức nhưng nó lại định hướng cho hành vi của con người. Do đó, không thể thay đổi được cảm xúc của mỗi người, nhưng lại có thể "điều hướng" được nó, từ đó có thể thay đổi được hành vi. Như vậy, sử dụng EQ không có nghĩa là "điều khiển" mà là "quản lý" cảm xúc của mỗi người.
Thầy Bernard Law cho biết: "80-90% năng lực lãnh đạo được xây dựng từ EQ. Trên thực tế có thể chưa biết chính xác EQ quyết định bao nhiêu % thành công của mỗi người, nhưng trong bất kỳ công việc nào, thì ngoài những kiến thức chuyên môn, vẫn không thể nào thiếu EQ, và nếu không có EQ thì không thể thành công".

Theo Lãnh đạo

Nghệ thuật xoa dịu lòng ghen tị của đồng nghiệp

Người đời thường nói chẳng sai, “thành công tạo ra thành công và cả lòng ganh tị”. Trên chặng đường thăng tiến, chắc hẳn bạn đã vượt qua nhiều bạn bè và thậm chí cả kẻ thù ngấm ngầm mà bạn không hề biết rõ.

Đối với kiểu “đồng nghiệp đố kỵ”, bạn cần hết sức cảnh giác đề phòng, kẻo có ngày “lọt bẫy”. Chơi với dao sớm muộn cũng có ngày bị cứa. Thế nhưng khi chúng ta khéo léo cư xử, mức độ nguy hiểm sẽ giảm dần hoặc thành công mỹ mãn.

Trên thực tế rất dễ xác định được kẻ hay đố kỵ, vì mục tiêu của họ chỉ nhắm vào bạn, cạnh tranh vừa lành mạnh, vừa “đen tối”. Chúng sẽ chờ thời cơ để nói xấu hoặc “đơm đặt những điều vô căn cứ” mong triệt hạ bạn xuống một bậc.

Để đối phó với loại đồng nghiệp này, hãy theo một số cách cơ bản sau:


1. Định nghĩa và xoa dịu lòng ghen

Hãy xem lại thái độ của bản thân. Liệu có khi nào bạn cố tình khiêu khích đồng nghiệp? Hoặc ngang nhiên khoe khoang thành công một cách thái quá?

Đó là các câu hỏi bạn tự đặt ra cho chính mình. Có như thế mới tìm ra gốc gác của mâu thuẫn, xác định được lý do người ta “căm ghét” bạn.Khi đã nhận ra sai phạm đó, thì buộc lòng phải chỉnh sửa, tránh chuốc họa vào thân.

Sau đó xây dựng lòng tin với mọi người, giúp đỡ nhau cùng thành công và phát triển.

Còn nếu tự thân là người kiêu ngạo, bạn cần thay đổi cách nhìn nhận “Trên đời này còn nhiều người tài hơn ta”. Hơn nữa cũng nên hiểu rõ cái bon chen của cuộc đời là “Vỏ quýt dày ắt có móng tay nhọn”, nên bạn vẫn chưa thể là Number 1 trong vũ trụ. Vậy thì có gì để kênh kiệu và “lên mặt” với mọi người? Nếu bạn làm được điều đó, khoảng cách giữa đồng nghiệp sẽ thu hẹp dần, hòa bình lập lại trên diện rộng.

Riêng đối với mục đích sự nghiệp, danh tiếng và chuẩn mực, cần tránh xảy ra hiện tượng cãi cọ, đấu đá nhau nơi công sở, vì điều đó trông thật buồn cười. Thay vào đó hãy luôn nở nụ cười cầu hòa, tạo không gian thân thiết và vui vẻ thực sự.

2. Có được lòng tôn trọng của mọi người

Mục tiêu của bạn là tìm kiếm ngôi vị “á quân” trong bảng xếp hạng danh vọng? Vậy thì đừng bao giờ làm một điều gì trái với văn hóa công sở, nghĩa là luôn luôn phải minh bạch, có tính tự chịu trách nhiệm cao, thu hút được nhiều người nhìn nhận vai trò cũng như tài năng tiềm ẩn.

Nếu vô tình vấp phải sai lầm, bạn có quyền sửa chữa, chấp nhận lỗi và chịu mọi hình phạt. Có như thế người ta mới nể. Chứ “Đẹp phơi ra, xấu che lại” thì có gì phải ca ngợi đâu? Đó là điều hiển nhiên thôi. Sống trên đời cần có một tinh thần tự giác cao. Đó mới là chìa khóa thành công cho mai sau.

3. Xây dựng mối quan hệ lành mạnh

Nghĩa là sẵn sàng chúc mừng đồng nghiệp khi họ đạt được niềm vinh dự nào đó bằng những cử chỉ thân thiện, xuất phát từ tấm lòng.

Khi phát hiện ra đối thủ, đừng vội trả thù. Trước tiên phải gặp trực tiếp, một mặt đôi lời nói cho ra lẽ, và yêu cầu họ “ngừng thái độ thù địch”, vì rõ ràng “chúng ta là anh em, là người một nhà, thì không thể đá nhau”.

Nếu họ không muốn hiểu điều đó, bắt buộc bạn phải tìm cách tự bảo vệ mình.

4. Tìm kiếm liên minh với người có vị trí cao

Trước tiên bạn cần phòng ngự “sự công kích” của “kẻ thù” bằng cách làm thân với một người nào đó hiểu rõ ngọn ngành, ở vị trí cấp cao thì càng tốt. Vì điều đó giúp bạn có lợi. Nếu kẻ thù có ý định làm điều gì mờ ám, hắn sẽ phải dè chừng vì có “xếp” liên quan.

Và nhớ đừng bao giờ xuất hiện với bộ mặt thiểu não và chán nản.

5. Theo dõi những vi phạm

Lưu giữ tất cả những hành động đối đầu của kẻ ghen tuông để làm bằng chứng xác đáng nhất, nếu không lập luận sau này của bạn trở thành vô căn cứ, kết quả bỗng nhiên “lội dòng nước ngược” và đạp trả lại bạn. Nếu họ chơi xấu, bạn có quyền vạch mặt, khiến hắn “ngậm bò hòn”, không thốt nên lời.

6. Cho họ một chỗ đứng

“Đánh kẻ chạy đi, chứ không ai đánh kẻ chạy lại”. Khi đồng nghiệp hay chơi xấu, ghen ghét và mưu mô quyền lợi nào đó, nếu ở mức có thể châm chước, bạn hãy cho người ta một cơ hội “sửa chữa khuyết điểm”, chứ đừng quyết liệt bạc tình nghĩa. Điều đó giúp họ nhìn nhận lại bản thân. Nhưng tất nhiên bạn vẫn cần đề phòng vì có thể “cuộc chiến còn chưa kết thúc”.

Lời kết

Đối phó với đồng nghiệp ghen tuông thường là một ngữ cảnh rất khó cư xử. Vì một mục đích nào đó, họ sẵn sàng làm tất cả, ngay cả chuyện gây nguy hiểm tính mạng cho người khác, họ cũng bất chấp miễn sao có thể đánh bật kẻ thù, thế chân vào vị trí tốt đẹp đương thời.

Dù sao cũng cần hết sức tỉnh táo, xoa dịu lòng ghen, và trở nên thân thiện hơn.

Theo Dân trí

Mười lời khuyên cho các doanh nghiệp trẻ

Một trong 10 lời khuyên vô cùng quan trọng cho các doanh nghiệp trẻ là: Vốn quý nhất của bạn chính là… bản thân bạn. Hãy làm việc hiệu quả để sự dụng nguồn vốn đó tối đa.

1. Không bao giờ làm ra sản phẩm rồi mới nghĩ cách làm sao tiêu thụ được chúng. Bạn hãy nghĩ xem có thể bán được những mặt hàng (dịch vụ) gì trong khả năng của mình, rồi hãy tiến hành sản xuất. Luôn tìm tòi thứ gì đó mới mẻ.

2. Đừng sợ cạnh tranh. Hãy gạt khỏi đầu ý nghĩ sai lầm rằng: mặt hàng này đã có bán trên thị trường. Bạn luôn có ba thứ vũ khí để chiến thắng: chất lượng, giá cả và quảng cáo.

3. Chất lượng hàng hóa không đơn thuần chỉ một thứ đồ vật gì đó tốt, dịch vụ tuyệt hảo, mà còn là giải pháp trọn gói cho người tiêu dùng. Khi mua sắm một vật gì đó, khách hàng không chỉ mua để mua, mà để giải quyết một vấn đề cụ thể nào đấy.

Ví dụ bạn có thể bán các mảnh tường lắp ghép, nhưng không thể có lợi bằng tìm cách bán cả ngôi nhà đã xây xong cho khách hàng.

4. Hãy lập ra kế hoạch kinh doanh: Bán mặt hàng gì? Làm sao sản xuất ra mặt hàng đó?Ai sẽ là người làm ra sản phẩm? Giá thành là bao nhiêu? Ai sẽ là người mua? Làm thế nào để khách hàng biết tới sản phẩm đó? Làm sao mở rộng mạng lưới tiêu thụ?

5. Đừng sợ giảm giá, mà hãy sợ tăng giá. Lợi nhuận không phải là bán mặt hàng nào đó với giá thật cao, mà là bán cho vài trăm hoặc vài ngàn khách hàng một lúc với cùng một giá phải chăng.

6. Hãy quảng cáo mặt hàng của mình: đăng thông tin trên báo địa phương về sản phẩm của bạn, gửi thư cho các khách hàng tiềm năng, in các tờ rơi giới thiệu mặt hàng. Cần suy nghĩ cách đưa thông tin về hàng hóa của bạn một cách ngắn gọn nhưng đầy đủ nhất.

7. Đừng sợ vay tiền để kinh doanh nếu bạn có cơ hội được cấp vốn. Khi cần, cũng nên vay cả tiền để mua ô tô, vì đó là phương tiện cần thiết để đi lại giao dịch.

8. Hãy tỏ ra là người cởi mở, thân thiện, bởi mọi người xung quanh bạn, từ bạn hàng, khách mua hay nhân viên dưới quyền bạn cũng là người như bạn mà thôi. Muốn công việc trôi chảy với người khác, bản thân bạn cũng cần cố gắng hoàn thiện mình.

9. Đừng bao giờ bỏ hết trứng vào chung một giỏ. Nếu thành công một việc, nên đầu tư vào các ngạch kinh doanh khác. Hỏng việc này bạn sẽ còn hướng khác để khôi phục tình hình.

Ví dụ, ban đầu bạn mở dịch vụ cho thuê xe hơi. Bước tiếp theo bạn có thể mở xưởng sửa chữa ô tô, rồi sau đó là cửa hàng bán phụ tùng xe ô tô.

10. Hãy nhớ rằng vốn quý nhất của bạn chính là… bản thân bạn. Hãy làm việc hiệu quả để sự dụng nguồn vốn đó tối đa.

Theo Tiền phong

Doanh nghiệp Việt Nam: Nhiều hay ít? - Yếu hay khỏe?

Mới đây, ông Vũ Tiến Lộc - Chủ tịch Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam đã dành cho chúng tôi một cuộc trao đổi khá cởi mở về mục tiêu đạt số lượng 500.000 doanh nghiệp vào năm 2010 cũng như về “sức khỏe” của doanh nghiệp Việt Nam trong thời kỳ chập chững “bơi” ra biển lớn.

- Thưa ông, những khó khăn hiện nay của nền kinh tế liệu có làm cho mục tiêu có được 500.000 doanh nghiệp vào năm 2010 trở nên bất khả thi?

Tôi không cho là như vậy. Mục tiêu đặt ra là hoàn toàn khả thi, vấn đề là quan niệm về doanh nghiệp và cách làm mới. Bên cạnh việc khuyến khích đầu tư, thành lập các doanh nghiệp mới hiện nay chúng ta đang có 3 triệu hộ kinh doanh, nếu có chính sách phù hợp tạo điều kiện, khuyến khích các hộ này chuyển thành doanh nghiệp thì hoàn toàn có thể đạt con số 500.000 doanh nghiệp.

- Nhưng, như ông đã thấy, đại diện nhiều doanh nghiệp, kể cả 100% vốn trong nước và có vốn nước ngoài đều đang đồng thanh "than thở" rằng môi trường đầu tư kinh doanh hiện có biến động và chi phí đầu tư tại Việt Nam đang tăng mạnh?

Một mặt phải công nhận rằng, quả thực chi phí kinh doanh tại Việt Nam đang trở nên đắt đỏ hơn. Ngoại trừ chi phí lao động, tiền lương còn tương đối rẻ, các chi phí khác về giao thông vận tải, cơ sở hạ tầng, chi phí giao dịch và thậm chí cả những chi phí không chính thức... đều đang tăng đáng kể. Chính vì thế mà tôi thuộc nhóm ý kiến đề nghị giảm thuế suất chung thuế thu nhập doanh nghiệp xuống mức 25% và có một lộ trình tích cực giảm xuống thấp hơn để thu hút đầu tư. Tất nhiên có nước đang áp dụng mức cao hơn, có nước thấp hơn, cái đó tùy thuộc vào môi trường đầu tư kinh doanh và khả năng ngân sách của họ.

Không nên nghĩ đơn giản là các khoản doanh nghiệp đóng góp cho ngân sách, cho xã hội chỉ nằm ở thuế TNDN. Giảm thuế TNDN có thể dẫn tới giảm thu ở chỗ này, nhưng lại khuyến khích đẩy mạnh đầu tư hơn, làm tăng nguồn thu ở chỗ khác do hoạt động kinh doanh sôi động của doanh nghiệp, chưa kể những tác động tích cực về mặt xã hội. Chính sách thuế phải tòan diện như vậy.

Trước mắt môi trường kinh doanh và họat động của doanh nghiệp còn rất nhiêều khó khăn, nhưng triển vọng dài hạn của nền kinh tế Việt Nam vẫn rất sáng sủa, vì những yếu tố tiềm năng tăng trưởng của Việt Nam rất lớn. Chẳng hạn xu thế mở cửa hội nhập tạo ra luồng gió mới cho phát triển dài hạn. Việc thắt chặt chính sách tín dụng kiểm sóat đầu tư công có thể làm nguội đi sự phát triển bong bóng của thị trường bất động sản và chứng khoán, "lọc" bớt các nhà đầu cơ ngắn hạn, "chụp giật" trên các thị trường này, tạo môi trường kinh doanh lành mạnh hơn cho doanh nghiệp cạnh tranh thực sự bằng tài năng, bằng chiến lược kinh doanh đúng đắn, dài hạn. Các thị trường này phát triển nóng một cách bất thường trong thời gian qua đã không khuyến khích được các doanh nghiệp đầu tư chiều sâu vào sản xuất, đổi mới công nghệ.

Tóm lại, những khó khăn hiện nay, theo tôi, là ngắn hạn. Đây không chỉ là nhận xét chủ quan, mà cộng đồng kinh doanh quốc tế cũng nghĩ như vậy, bằng chứng là dòng vốn đầu tư nước ngòai vẫn tiếp tục chảy mạnh vào Việt Nam.

Có thể coi những khó khăn trước mắt như một bài học cho việc bước vào nền kinh tế thị trường thực sự, nó giúp các doanh nghiệp nhìn nhận rõ hơn bối cảnh chung cũng như năng lực thưc sự của mình để có những nỗ lực thực sự hơn.

- Cũng có ý kiến cho rằng, doanh nghiệp Việt Nam cảm thấy đang ở trong hoàn cảnh hết sức khó khăn còn vì sức khỏe nội tại của họ yếu, khả năng quản trị kinh doanh không cao; thể hiện qua hệ số đầu tư ICOR lên tới 4,5; cao hơn hẳn các nước có điều kiện tương đương?

ICOR cao một phần quan trọng là do đầu tư của nhà nước và đầu tư của doanh nghiệp nhà nước chưa hiệu quả. Cái này có yếu tố khách quan là cơ sở hạ tầng của ta yếu kém, nhu cầu đầu tư lớn cho cơ sở hạ tầng cũng làm cho ICOR cao. Ngòai ra,phải nói thẳng là nhiều doanh nghiệp nhà nước lớn vẫn làm ăn không hiệu quả - tình trạng này đã được cảnh báo nhiều. Đối với khối doanh nghiệp ngoài nhà nước thì vừa qua một lượng vốn khá lớn bị hút vào thị trường chứng khoán và bất động sản theo kiểu đầu cơ ngắn hạn với mục đích kiếm lời nhanh.

- Theo ông, công tác quản lý nhà nước cần chuyển biến theo hướng nào để tạo điều kiện cho doanh nghiệp phát triển sản xuất kinh doanh?

Quan trọng nhất là cùng với việc kiềm chế lạm phát phải tiếp tục cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh và thủ tục hành chính có liên quan đến doanh nghiệp. Sự không minh bạch và rườm rà về thủ tục hiện vẫn là chuyện làm cho doanh nghiệp đau đầu nhất vì tốn kém thời gian và chi phí. Bên cạnh đó là nâng cao năng lực điều tiết vĩ mô về thị trường và giá cả trong điều kiện hội nhập. Chúng ta phải sử dụng các công cụ tài chính - tiền tệ thuần thục hơn, không để các thị trường "nóng" lên, "nguội" đi một cách tự phát. Về phần mình, các doanh nghiệp Việt Nam cũng cần tập trung đổi mới công nghệ, nâng cao chất lượng nhân lực và lưu ý phát triển công nghiệp phụ trợ, không thể tiếp tục phát triển theo chiều rộng.

- Xin cảm ơn ông.

Theo DĐDN

Doanh nghiệp Việt Nam bỏ lỡ cơ hội

Sau đợt tăng giá xăng dầu vừa qua, người tiêu dùng phải xếp hàng mua xe đạp điện… ngoại, chứng tỏ sự bị động của các doanh nghiệp Việt Nam

Những ngày qua, khi cơn sốt xe đạp điện bùng lên, nhiều cửa hàng bán lẻ cả trăm chiếc/ngày, thì chỉ có các nhà phân phối xe đạp điện cho Trung Quốc, Đài Loan nhập hàng không kịp bán. Các nhà sản xuất trong nước gần như đứng ngoài cuộc.

Sân chơi cho hàng ngoại

Quan sát tại nhiều điểm bán xe đạp trên địa bàn thành phố, dễ dàng nhận thấy xe đạp điện Trung Quốc, Đài Loan chiếm lĩnh thị trường đơn giản chỉ vì xe Việt Nam quá ít và gần như không có mặt tại các cửa hàng bán sỉ và lẻ. Người tiêu dùng không thể có lựa chọn nào khác.

Các cửa hàng đang bán xe đạp điện phổ biến bán các hiệu xe Asama, Kybota, Robo, Fujiya, Miyachi, Songtain… Ngay ở cửa hàng bán xe đạp Martin 107 đường Võ Thị Sáu, sản phẩm đang bán chạy nhất với gần cả trăm chiếc mỗi ngày cũng là xe nhập từ Đài Loan về phân phối.

Đi theo sản phẩm là các dịch vụ mua bán phụ tùng, sửa chữa và bảo hành cũng kịp thời mở ra.

Những loại xe sản xuất ở Việt Nam, hoặc nhập một số linh kiện nước ngoài vào sản xuất như Viha (công ty Thống Nhất), JPM (công ty Việt Trung), Delta (công ty Delta), Hitasa (công ty Hiệp Tân)… khá hiếm thấy.

Vì sao?

“Sản xuất xe đạp điện không quá phức tạp, nhưng quan trọng nhất là phần điều khiển, các nhà sản xuất trong nước chưa đầu tư”, ông Trần Xuân Minh, trưởng phòng kinh doanh công ty Thống Nhất nói.

Ông Trần Văn Thanh, phó giám đốc công ty Martin 107 nhận xét: “Đa phần các công ty ở Việt Nam đều chỉ có thể sản xuất khung xe. Còn phần cung cấp điện, phần máy và phần động cơ đều phải nhập”.

Theo đại diện phòng tiêu thụ thị trường của công ty Pinaco, việc xe đạp điện và xe máy điện được sử dụng ngày càng nhiều đã mở ra cơ hội kinh doanh cho các công ty sản xuất ắc quy. Nhưng vì sản xuất ắc quy cho xe điện phải theo công thức riêng. Pinaco phải nghiên cứu kỹ hơn các điều kiện khác biệt của thị trường Việt Nam. Hiện nay, Pinaco đang trong giai đoạn thử nghiệm đợt cuối, dự kiến quý 3/2008 này sẽ đưa sản phẩm ra thị trường.

Trong lúc đó, ông Trần Xuân Minh, trưởng phòng kinh doanh công ty Thống Nhất cho biết: “Xe Viha có tỷ lệ nội địa hoá đến 80%, ngoài khung, sườn, linh kiện còn sử dụng ắc quy của Tia Sáng hoặc Globe sản xuất trong nước, nhưng phần điều khiển và động cơ vẫn phải nhập từ Đài Loan”.

Những chiếc xe đạp điện của các công ty Việt Nam như Viha, Delta, Hitasa… ra mắt thị trường từ nhiều năm trước, nhà sản xuất tự cho rằng chất lượng hơn hẳn nhiều mẫu hàng nhập Trung Quốc. Nhưng khi nhu cầu thị trường tăng vọt như hiện nay, thì các nhà cung cấp Trung Quốc, Đài Loan lại chiếm lĩnh thị trường. Điều đó chứng tỏ, doanh nghiệp đã không dự đoán được thị trường, thiếu tầm nhìn nên đã bỏ lỡ cơ hội.

Theo sgtt.com

Điểm yếu của doanh nghiệp Việt!

Những khó khăn của doanh nghiệp Việt đầu tư ra nước ngoài
Theo Cục Đầu tư nước ngoài (Bộ Kế hoạch và Đầu tư), đến thời điểm này, các doanh nghiệp Việt Nam đã có mặt tại cả 5 châu lục với 317 dự án còn hiệu lực, tổng vốn đầu tư là 2,5 tỷ USD, vốn thực hiện đạt khoảng 1 tỷ USD.

Doanh nghiệp muốn hoàn thiện thủ tục để có được giấy phép đầu tư ra nước ngoài phải qua 11 đầu mối các cơ quan quản lý trong nước.
Trong đó thị trường Lào chiếm nhiều nhất với 123 dự án, với gần 39% số dự án và hơn 50% vốn đầu tư.

Theo Nghị định số 22/1999/NĐ-CP ngày 14/4/1999 của Chính phủ quy định về đầu tư ra nước ngoài của doanh nghiệp Việt Nam thì những dự án đầu tư ra nước ngoài phải có tính khả thi, doanh nghiệp phải có năng lực tài chính đáp ứng yêu cầu đầu tư ra nước ngoài và phải thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ tài chính đối với Nhà nước.

Để có giấy phép đầu tư ra nước ngoài doanh nghiệp cần phải có văn bản cho phép đầu tư do cơ quan có thẩm quyền của nước tiếp nhận đầu tư cấp hoặc hợp đồng, bản thỏa thuận với bên nước ngoài về dự án đầu tư, giải trình về mục tiêu của dự án, nguồn gốc các khoản vốn đầu tư của doanh nghiệp.

Doanh nghiệp cũng phải nói rõ về tình hình tài chính của mình, hình thức đầu tư, phương thức chuyển vốn, phương thức chuyển lợi nhuận về nước. Việc chuyển vốn đầu tư ra nước ngoài bằng tiền phải tuân thủ các quy định hiện hành về quản lý ngoại hối.

Thủ tục vẫn nhiêu khê

Quy định là vậy, nhưng trong thực tế việc đầu tư ra nước ngoài đang vấp phải nhiều khó khăn do những thủ tục quản lý từ phía cơ quan Nhà nước.

Thứ nhất, việc cấp giấy chứng nhận đầu tư ra nước ngoài chưa được phân cấp, còn tập trung ở Bộ Kế hoạch và Đầu tư. Các doanh nghiệp ở địa phương muốn đầu tư ra nước ngoài đều phải tốn thời gian đến Bộ Kế hoạch và Đầu tư để xin phép.

Tính ra, doanh nghiệp muốn hoàn thiện thủ tục để có được giấy phép đầu tư ra nước ngoài phải qua 11 đầu mối các cơ quan quản lý trong nước.

Khó khăn thứ hai, các doanh nghiệp trong nước muốn có giấy phép đầu tư ra nước ngoài phải có văn bản cho phép hoặc thoả thuận với bên nước ngoài. Tuy nhiên, có nhiều quốc gia lại có quy định chỉ được phép đầu tư vào quốc gia đó khi đã được sự cho phép của quốc gia mà doanh nghiệp đầu tư mang quốc tịch. Điều này để tránh được nạn “rửa tiền” thông qua việc đầu tư ra nước ngoài, quốc gia tiếp nhận đầu tư muốn những đồng tiền “sạch” chảy vào thị trường của mình.

Sự trái nhau về những quy định cấp phép đầu tư này sẽ gây không ít khó khăn cho doanh nghiệp muốn đem vốn ra nước ngoài kinh doanh.

Thứ ba, vướng mắc nhiều nhất hiện nay là vấn đề chuyển vốn ra nước ngoài để thực hiện đầu tư. Thông tư số 01/2001/TT- NHNN ngày 19/1/2001 của Ngân hàng Nhà nước hướng dẫn về quản lý ngoại hối đối với đầu tư trực tiếp ra nước ngoài của doanh nghiệp Việt Nam.

Theo đó, doanh nghiệp phải mở một tài khoản tại ngân hàng được phép hoạt động tại Việt Nam và mọi giao dịch chuyển tiền ra nước ngoài và vào Việt Nam liên quan đến hoạt động của doanh nghiệp phải được thực hiện thông qua tài khoản này.

Ngoài ra doanh nghiệp còn phải làm thủ tục đăng ký với chi nhánh Ngân hàng Nhà nước tại địa phương mình có trụ sở chính về việc mở tài khoản ngoại tệ và tiến độ chuyển vốn đầu tư ra nước ngoài.

Như vậy, cùng một việc chuyển vốn đầu tư ra nước ngoài doanh nghiệp phải hai lần đăng ký mở tài khoản, với chi nhánh Ngân hàng Nhà nước và với ngân hàng thương mại khác hoạt động tại Việt Nam. Doanh nghiệp chỉ được phép sử dụng nguồn ngoại tệ trên tài khoản tiền gửi ngoại tệ của mình mở tại ngân hàng được phép để chuyển ra nước ngoài góp vốn đầu tư trên cơ sở quy định tại giấy phép đầu tư do cơ quan có thẩm quyền cấp.

Ngoài ra, để mở được tài khoản tại ngân hàng phục vụ việc chuyển tiền ra nước ngoài đầu tư doanh nghiệp phải chứng minh được dự án đầu tư, giấy phép đầu tư do nước ngoài cấp...

Như vậy giai đoạn làm khảo sát, thăm dò, thiết kế dự án của doanh nghiệp tại nước ngoài sẽ không được chuyển tiền ra nước ngoài. Đây sẽ là khó khăn cho doanh nghiệp khi hoạt động chuẩn bị cho dự án đầu tư, trong khi đây là giai đoạn cần thiết để có được giấy phép chấp thuận đầu tư của nước doanh nghiệp muốn đầu tư.

Khó khăn thứ tư là doanh nghiệp Việt Nam thiếu thông tin về địa bàn đầu tư, về các quy định pháp lý về đầu tư... Thường thì các doanh nghiệp tự tìm hiểu, nhưng đây là một điều khó khăn cần các cơ quan chức năng, cơ quan đại diện ngoại giao của Việt Nam tại các thị trường cung cấp cho doanh nghiệp.

Đôi khi nhiều doanh nghiệp Việt Nam cùng đầu tư một lĩnh vực tại một thị trường dẫn đến sự cạnh tranh không cần thiết và các cơ quan chức năng phải là đầu mối cung cấp thông tin về từng thị trường khi có doanh nghiệp trong nước tìm hiểu để tránh tình trạng này.

Pháp lý hoá hoạt động đầu tư ra nước ngoài

Một khó khăn nữa là các quy định pháp lý về đầu tư gián tiếp ra nước ngoài của doanh nghiệp trong nước chưa được hình thành trong hệ thống pháp luật Việt Nam. Các quy định lâu nay chỉ dừng lại ở những khoản đầu tư trực tiếp, có nghĩa là doanh nghiệp Việt Nam bỏ vốn đầu tư, tham gia hoạt động quản lý dự án đầu tư tại nước ngoài.

Đầu tư gián tiếp ra nước ngoài có nghĩa là nhà đầu tư Việt Nam không trực tiếp tham gia quản lý dự án đầu tư thì lại chưa được đề cập đến, trong khi hình thức đầu tư này đang trở nên phổ biến hiện nay. Rồi quy định về đầu tư vào nước thứ ba cũng cần được pháp lý hoá.

Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Đức Hoà thừa nhận các quy định pháp lý về đầu tư ra nước ngoài cũng cần được hoàn thiện hơn vì hiện nay các doanh nghiệp Việt Nam đang ngày càng lớn mạnh và nhu cầu mở rộng thị trường ra nước ngoài là điều tất yếu.

Hiện nay vẫn chưa có được một kế hoạch tổng thể xây dựng chiến lược đầu tư ra nước ngoài của doanh nghiệp Việt Nam, trong thời gian tới các cơ quan quản lý Nhà nước sẽ đưa ra danh mục ngành hàng khuyến khích đầu tư ra nước ngoài, địa bàn chiến lược khuyến khích đầu tư... và đây sẽ là điểm mà các doanh nghiệp trong nước quan tâm nhiều. Nâng cao sự hỗ trợ của cơ quan quản lý đối với các doanh nghiệp khi phát sinh các tranh chấp pháp lý tại nước mà doanh nghiệp đầu tư.

Theo vneconomy