26/2/09

10 định dạng cơ bản của bố cục trang quảng cáo


1. Bố cục theo kiểu Mondrian

Đây là một trong những cách định dạng phổ biến nhất, tận dụng theo những đường kẻ dày hoặc vạch kẻ nhỏ nét màu đen và những khối tô đồng màu, chia bản vẽ thành những ô hình chữ nhật, ô vuông ngang dọc. Cách vẽ này được đặt theo tên họa sỹ người Hà Lan Piet Mondrian, đặc biệt phổ biến đối với việc dàn trang báo. Dựa trên sự phối hợp tinh tế giữa ô khối và màu sắc, Mondrian vẫn là một trong những nguyên tắc bố cục lý tưởng nhất hiện nay.

2. Bố cục thiên về chữ

Theo đúng như tên gọi, điểm nổi bật trong cách định dạng trang bố cục này là chữ. Có hai lý do khiến nhà quảng cáo chọn theo bố cục này, là:
Thứ nhất, những ý tưởng cần diễn đạt quá phức tạp, quá quan trọng hoặc độc đáo, không thể diễn đạt bằng hình ảnh được.
Thứ hai, hầu hết các mẫu quảng cáo đều được trình bày theo kiểu “cửa sổ lớn” hoặc quá thiên về hình ảnh. Khi đó, một mục quảng cáo đầy chữ, trầm lặng, có vẻ như nặng nề nhưng lại rất nổi bật. Do cách quảng cáo thiên về chữ tự bản thân nó trông có vẻ nghiêm túc hơn những cách khác nên các chi tiết quảng cáo này thường được trình bày một cách cân xứng. Ví dụ như các hàng tiêu đề với phông chữ Roman được canh giữa, phần lời quảng cáo được bắt đầu bằng chữ cái với kích thước lớn hơn và chia thành hai cột trở lên.

3. Bố cục kiểu “cửa sổ lớn”

Cách trình bày này đặc biệt thích hợp với các tạp chí do chú trọng tới ưu thế về hình ảnh. Lợi điểm của bố cục kiểu “cửa sổ lớn” là phần hình ảnh và phần lời không trùng lên nhau. Không có vấn đề “nghệ thuật vị nghệ thuật” ở đây mà chỉ có không gian rộng lớn cho phần hình và chọn lọc chặt chẽ phần lời để có thể trình bày đủ trong phần không gian nhỏ còn thừa lại.
Các nhà thiết kế thường trình bày hình ngay sát lề và loại bỏ tối đa những phần không cần thiết nhằm tạo ấn tượng lớn cho người xem. Phía dưới hình là hàng tiêu đề canh giữa, phần lời quảng cáo có thể được trình bày dưới dạng hai hay ba cột. Để tạo mối quan hệ giữa phần hình và phần lời, các nhà thiết kế có thể cho in phần tiêu đề lên ảnh hoặc để tiêu đề màu trắng trên nền ảnh đậm, hoặc có thể dàn phần lời trong phần hình.

4. Bố cục kiểu pano

Thông thường, các nhà thiết kế dung các ô pano cùng cỡ và áp dụng hiệu quả ngắt âm để dẫn dắt người đọc đọc hết nội dung quảng cáo. Tạo sự khác nhau về tỷ lệ bằng cách tạo các khối ô nội dung quảng cáo lớn hơn những ô đóng khung tiêu đề, chú giải và chữ ký. Các ô pano này có thể áp dụng để trình bày một câu chuyện hoặc đơn giản để trình bày một loạt sản phẩm như kiểu bàn cờ.

5. Bố cục dạng khung

Bố cục dạng khung thường được dùng nhiều trên các báo hơn là trên tạp chí, giúp tách biệt mẫu quảng cáo khỏi rừng các mẫu quảng cáo khác. Theo dạng này, các nhà thiết kế thường đóng khung phần trình bày bằng những đường viền, đôi khi là những đường vẽ mỹ thuật và dùng những khoảng trống ở giữa cho những tiêu đề và lời quảng cáo.
Một trong những biến thể dạng khung là dành phần lớn phạm vi cho phép để trình bày hình ảnh theo một khung hình quả thận, phần trống còn lại dành cho phần tiêu đề và lời quảng cáo. Một biến thể khác là dành toàn bộ phạm vi cho phép trình bày phần hình ảnh, phần chữ thường được in đen trên phần hình màu nhạt hoặc in trắng trên nền hình màu đậm.

6. Bố cục kiểu chữ lớn

Sử dụng kiểu chữ trong quảng cáo thiết kế là cả một nghệ thuật. Bố cục dùng kiểu chữ lớn sẽ tạo ra ấn tượng bởi cách kết hợp hoàn hảo các kiểu chữ với nhau, tràn đầy cả một trang báo và tạo ấn tượng cũng chỉ bằng các đường nét biến tấu của kiểu chữ. Thông thường, chúng ta liên hệ dạng quảng cáo dùng kiểu chữ lớn với các sản phẩm bán lẻ tiêu thụ chậm, nhưng các kiểu chữ tao nhã, thiết kế cẩn thận có thể chọn màu ngả đen khi dùng ở kích thước lớn vẫn có thể thu hút được những khách hàng chú trọng về hình tượng. Các kiểu chữ có thể chạy sát nhau, không cần khoảng cách dòng hoặc chồng một phần lên nhau hoặc có thể chắp vá pha trộn để làm tăng cái hồn của mẫu quảng cáo.

7. Cảm hứng từ các bảng chữ cái

Vẻ đẹp của các chữ cái do các nhà thiết kế tạo ra nhiều thế kỷ trước đã tạo nguồn cảm hứng mới cho các nhà thiết kế quảng cáo. Những hình dạng cơ bản của các chữ cái, cả chữ in và chữ thường đều có thể sử dụng như những mẫu cơ bản để sắp xếp các chi tiết của một quảng cáo.
Một mẫu quảng cáo thiết kế theo hình dạng một chữ cái bất kỳ trong bảng chữ cái hay một con số nào đó thường rất chặt chẽ về tính đồng nhất và dễ xem. Đó là hai yếu tố quan trọng nhất trong thiết kế, tuy nhiên các nhà thiết kế nên tránh cách bố trí quá rõ ràng theo hình dạng của một chữ cái mà chỉ nên dùng nó như một gợi ý.

8. Bố cục hình bóng

Bố cục hình bong được tạo ra từ các hình thù độc nhất của thiết kế quảng cáo. Hình bong càng không theo một quy cách càng tốt. ta có thể xem xét nghệ thuật cắt chân dung bằng giấy trước đây để thấy được tính ưu việt của các hình bóng không theo quy cách so với hình bóng đúng quy cách. Nghệ nhân luôn dùng kéo cắt theo hình nghiêng, chứ không theo mặt chính diện. Nếu không, khó ai có thể nhận diện được bức chân dung, các chân dung sẽ giống nhau vì đường nét của khuôn mặt chính diện không thu hút người xem bằng được nét vẽ khuôn mặt nhìn nghiêng. Bố cục hình bóng chính là cách trình bày theo hướng nhìn nghiêng.

9. Bố cục dạng sống động

Bố cục thuộc dạng sống động là bố cục không thuộc một trình tự mẫu sẵn có nào. Với những hình khối đảo lộn, những kiểu chữ quá cỡ, hình trang trí kiểu mặt trời tỏa sáng, độ nghiêng và những thủ thuật tinh tế, bố cục này tuy không đạt được giải thưởng thiết kế nhưng rõ rang nó sẽ giúp bán được hàng, ít nhất là đối với một loại hàng hóa nhất định và một đối tượng khách hàng nào đó. Nó làm cho người xem phải dừng lại, suy ngẫm và chính trong quá trình tìm hiểu sự khác thường này, người xem sẽ nhớ mẫu quảng cáo đó hơn.
Bí quyết thành công của một bố cục sống động nằm ở sự trung thành của nhà thiết kế đối với những nguyên tắc thiết kế cơ bản. Các chi tiết của mẫu quảng cáo được sắp xếp theo từng đơn vị, các đơn vị này lại được sắp xếp thành mẫu thống nhất. Khi có nhiều chi tiết cùng kích thước, các nhà thiết kế có thể đạt được một tỷ lệ vừa ý bằng cách kết hợp một số phần để có một đơn vị lớn hơn nhằm tạo nên sự tương phản với các đơn vị khác trong cùng mẫu quảng cáo.

10. Bố cục câu đố bằng tranh

Câu đố bằng tranh là loại câu đố có các hình vẽ thể hiện từ ngữ hoặc âm tiết. Câu dố bằng tranh cải tiến là loại câu đố trong đó hình ảnh một từ hoặc một cụm từ không được viết ra mà được thể hiện bằng một hình vẽ. Các nhà quảng cáo không thể hiện mẫu quảng cáo dưới dạng câu đố vì tính rõ ràng rất quan trọng, nhưng có thể thổi phồng lời quảng cáo bằng cách chèn thêm một loạt hình minh họa. Các hình này có thể có cùng kích cỡ nhằm đem lại hiệu quả ngắt âm hoặc có thể khác kích cỡ để tạo sự đa dạng cho mẫu quảng cáo. Trong một số trường hợp, “lời quảng cáo” không gì khác ngoài một loạt hình ảnh.
Trước khi bắt tay vào thiết kế, việc xem xét từng cách định dạng cơ bản sẽ rất hữu ích. Bạn hãy chọn một bố cục, khi bắt tay phác thảo có thể trong đầu bạn sẽ nảy sinh ra những biến thể mới. Khi kết hợp các biến thế ấy thành một bố cục thống nhất, bạn sẽ thấy sự tìm tòi tỷ mỷ này mang lại kết quả hơn cả sự mong đợi.

Giám đốc sáng tạo Việt


TT - Số lượng công ty quảng cáo ở TP.HCM không nhiều, nhu cầu nhân sự không chạy theo số đông nhưng giám đốc sáng tạo (creative director - CD) lại là một “mặt hàng VIP” khan hiếm.

Một số công ty săn đầu người thậm chí còn tin rằng số lượng CD Việt chuyên nghiệp có thể đếm trên đầu ngón tay.

Làm hay xong phải... quên

Cô bạn trẻ Thu Sương, CD Công ty Events, có thói quen rất “xấu” là thấy cái gì hay, mới, lạ cũng tìm đến “sờ mó”, sau đó rút chiếc máy ảnh “chộp” và cho vào máy tính xách tay.

Sương kể: “Hồi nhỏ tôi làm gì cũng bị má chê là hổng giống ai. Tôi luôn nhớ đến câu nói đó mỗi khi bắt đầu tư duy một sáng tạo mới: phải độc đáo, phải khác biệt”.

Như mọi CD khác, cô bạn này chú ý rất kỹ các chương trình quảng cáo, các sự kiện. Đi siêu thị, Sương âm thầm đứng một góc “quay phim” cái cách người ta “phê” khi thử nước hoa; đến quán ăn, cô “chụp hình” cảm giác thèm thuồng của thực khách đói bụng... Cô gái trẻ tâm sự: “Làm nghề này đầu óc cứ suy nghĩ miên man với những ý tưởng sao cho độc đáo, người cứ bay như ở... cõi trên”.

Ngay tại phòng làm việc đầy những vật dụng lạ mắt do chủ phòng sưu tầm hoặc thiết kế, Nguyễn Cao Đô (Hiền, CD của Công ty Clipper Indochine) thú thật “nhức đầu triền miên...” chỉ để đạt các chỉ số kinh doanh “nghiệt ngã” từ phía khách hàng. Ronald Wong (CD của Công ty 141 Worldwide) nói thẳng: “Chỉ khi khách hàng chấp nhận thì ý tưởng sáng tạo của mình mới được góp mặt vào thị trường”. “Vắt óc sáng tạo, giao người ta, người ta liếc qua, lắc đầu một cái là... tiêu” - Hiền cười như... mếu tâm sự.

Gần như CD nào cũng có ít nhất một lần “thất trận” do thiếu sự quan tâm đúng mức tới các yếu tố chính trị, lịch sử, văn hóa… CD M. kể một kỷ niệm nhớ đời: “Lần đó, mẩu quảng cáo của chúng tôi bị một số khán giả truyền hình ở Hà Nội phản ứng do nhân vật nữ hơi... ***y”. Một số CD đã bỏ nghề ngay lần thất bại đầu tiên.

CD Hiền bộc bạch: “Làm được cái gì hay xong phải... quên đi để không bị rập khuôn chính mình, và phải biết học từ những lần ngã ngựa của mình và đồng nghiệp”.

“Bơi” theo chuyên nghiệp

Các CD chuyên nghiệp hoạt động ở VN thường có tuổi đời trên dưới 40. Theo ông Trần Hoàng - giám đốc Vietnam Marcom chuyên đào tạo nhân lực ngành quảng cáo, họ đã phải hành nghề sáng tạo suốt 10-20 năm trong môi trường chuyên nghiệp mới “thấu hiểu những ngõ ngách của cuộc chơi sáng tạo phục vụ kinh doanh”.

Trên thực tế, nhiều CD đi lên từ hai chức danh cũng thuộc bộ phận sáng tạo là copywriter (viết lời quảng cáo) hoặc art director (giám đốc mỹ thuật). Ronald Wong cho biết anh từng cả chục năm là một chân thiết kế đồ họa (graphic designer).

Điều quan trọng nhất đối với một CD chuyên nghiệp là khả năng quản lý, đào tạo những đồng sự sáng tạo. Trong một số tình huống chính họ phải “xắn tay áo”, nhưng thường thì chỉ gợi ý và kiểm tra, hỗ trợ các đồng sự phát huy tiềm năng sáng tạo.

Theo các CD có kinh nghiệm, xây dựng được một êkip sáng tạo thật “ăn ý” là công việc cực kỳ khó khăn và mất nhiều thời gian, công sức. Có quá nhiều lý do có thể làm giảm sức sáng tạo của nhóm như tâm lý bất ổn, tệ bè phái, thói ích kỷ cá nhân... Hiền cho biết đã từng đấu tranh quyết liệt với một nhà quản lý để bảo vệ “đội hình lý tưởng”, “chỉ chú tâm lao động sáng tạo” của mình.

Lương của CD các công ty trong nước khoảng 1.000 USD/tháng, thấp hơn nhiều lần so với một CD làm việc tại các công ty quảng cáo đa quốc gia. Theo ông Trần Hoàng, trên thị trường nhân lực hiện nay CD Việt có kinh nghiệm nhiều năm trong môi trường chuyên nghiệp chỉ đếm trên đầu ngón tay.

Lý do? Quảng cáo là một ngành kinh tế tri thức, song chúng ta chưa có chính sách đúng mức trong hỗ trợ đào tạo; ngoài xã hội cũng chưa có sân chơi nào cho người làm sáng tạo trong ngành quảng cáo. Đó là chưa kể thị trường quảng cáo VN mới phát triển nên chưa thu hút sự quan tâm của giới trẻ.

Mặc dù vậy, một số CD Việt đã chủ động tìm đến các khóa đào tạo căn bản, nỗ lực học hỏi chuyên sâu từ quá trình hoạt động thực tiễn trong các êkip sáng tạo...

THÁI BÌNH

Bài này của Tuổi Trẻ

Bên dưới là ý kiến của Cộng đồng:

tieuthu12

@tieuthu12: CD o vietnam tui thay chua co dc cai danh gia' chuan xac nhu ben nuoc ngoai ,o nuoc ngoai 1 CD thuong dc rat trong dung vi kha nang ,tam quan sat cua ho voi khach hang va thi truong ,con o VN CD HAY GRAPHICDESIGN HAY PHOTOGRAPHER ở VN kha nang cua ho co cao cach may cung bi may thang dau tu o vn hay may thang chu vn đanh gia (quan trong la luong )là bèo nhèo như kít heo boi vay luc nao cung phat trien di cham hon nguoi ta khong kha noi la cho do

@tidenbz: Lam gi co nghanh dao tao Creative Director nhi? Neu vay chac co nghanh lam Thu? tu'o'/ng.
@Youkai: Design la art. Cai chinh la "art" duoc dat trong pha.m tru nao. Nhung nguoi lam design khong nhung nen hieu biet nhieu ve nghe thuat noi chung (nghe thuat kieu han la^m, vi nghe thuat), ma con phai co kien thuc xa hoi va cuoc song (nghe thuat vi nhan sinh). Dung ben canh 1 hoa si, 1 nha dieu khac, 1 designer khong he thua kem


@ shi2nqt: Bài viết đó còn rất sơ sài, chỉ thấy bề nổi chứ không thấy bề chìm. Chưa kể viết thông tin bị sai nhiều. Làm CD đâu có dễ như vậy, đi đào tạo vài lớp là lên CD

Sương là copywriter của Events chứ ko phải CD, mà hình như đã nghỉ làm ở Events rồi.
Ronald thì chắc lúc đó đang nhậu xỉn nơi mới phát biểu lung tung như thế

Ở VN bây giờ có nhiều CD tự phong, chẳng có kinh nghiệm, đào tạo gì cả. Ai đời có CD nào thất bại lần đầu đã bỏ cuộc!!! Đã làm lên tới CD thì chắc chắn thất bại không biết bao nhiêu lần rồi.

@ vizion

vizion: Đồng ý với shi2nqt: "Ở VN bây giờ có nhiều CD tự phong, chẳng có kinh nghiệm, đào tạo gì cả. Ai đời có CD nào thất bại lần đầu đã bỏ cuộc!!! Đã làm lên tới CD thì chắc chắn thất bại không biết bao nhiêu lần rồi."

Thất bại, thất bại lại làm lại không bao giờ bỏ cuộc đó mới là những người thành công



to YOUKAI : tui đang lam ve GRAPHIC DESIGN kinh nghiem thi dc. bèo bèo 2 nam roi(dù zì cũng hơn là bạn còn nằm trên ghế nhà truong ),con ban chi moi tren con duong hoc. van nen chua co kinh nghiem chua bi cai goi la "cung cach doi su cua nghe" ma nhat la cai nghe nay o VN chua va cham dc voi thuc te cong viec nen ban khong hieu dc dau thi xin dung co ma ha hong mac quai .Bai viet cua ban con chung to ban chi moi la 1 hoc trò
jqka

jqka: bài báo viết xạo bà cố.nghe là ko tin rồi.đúng là mấy ông nhà báo.
dù sao cũng thanks anh rồng đã post.

@ viettu

Không biết tieuthu trước khi " làm về graphic design" có từng ngồi qua chiếc ghế học trò đó và từng nghe những kiến thức đó chưa, vì tôi tin ngay tới 1 CD vẫn phải thừa nhận những kiến thức đó đúng, và chặt chẽ về lý luận. Là 1 designer, không biết bạn đã tiếp xúc với các CD Việt đầy tài năng và đuợc trọng dụng trong các công ty nước ngoài hoặc những công ty qc Việt Nam đầy tiềm lực? và biêt chiếc ghế học trò đó quan trọng đến thế nào trong sự nghiệp và kiến thúc của họ? Và " cái nghề này ở VN" non trẻ nhưng không hề bỏ quên tài năng và sức sáng tạo đích thực.
Qua những gì miêu tả về Thu Sương trên báo, thấy đó giống cung cách làm việc của 1 account service, 1 copywriter hơn 1 creative.
Làm qc cũng là nghệ thuật, và những người trong đó cũng là nghệ sỹ đáng tự hào.
To tieuthu12: là 1 designer, bạn nên chỉnh chu hơn trong từ ngữ ngôn luận và sắc bén hơn trong ý kiến thì mới thuyết phục đuợc hơn cái vốn kiinh nghiệm mà chỉ mình bạn biết. Thân
dinobrain: ở VN sáng tạo để quảng cáo thu hút khách rất khó..vì bị hạn chế nhiều lắm về văn hóa. cũng như mình có ý kiến hay về 1 quảng cáo nào đó có dính dáng đến ***y và bạo lực 1 chút thì VN kô chofép... chính ***y và những cái kỳ cục mới làm người ta chú ý mới chết chứ... như film quảng cáo con chó đực lụm xương về thấy chó cái đang hự hự hự với chó khác... VN cho chết liền... bên ngòai thì người ta chiếu tùm lum và khen hay...ai cũng nhớ hết trơn...

nếu vậy thì để được sáng tạo ở VN thì chỉ bám theo văn hóa... truyền thống... rồi những chuyện thông thường mà thôi... như vậy thì chán fèo...ai mà nhớ.
nếu CD mà thật sự thành công ở VN thì rất giỏi


nói thêm cái: như mấy mẫu quảng cáo trê nTV ở VN... toan những chuyện tầm thường... nào là anh Thắng kìa .... rồi nấu ăn là nghệ thuật , người nấu là nghệ shỹ ... cái đó xem thấy rất chán ... nhiều khi thấy hơi sến chút... mấy cái đó kô có đi sâu vào trí nhớ... quảng cáo nào mà làm cho người ta muốn trả lui film trên TV lại xem lần nữa mới good ...
VN nếu quảng cáo thành công thì chỉ dựa vào các câu nói hay... như: Whisper : nhẹ như tơ

nãy giờ ý nói là làm creative thật sự mà bị gò bó là kô được.

Thiên thời - địa lợi - nhân hòa thôi mà, quảng cáo sáng tạo phải hợp với văn hóa bản địa chứ
Còn thành công của quảng cáo nào phải nhìn vào kết quả và doanh thu của thuơng hiệu sau khi tung ra. Mình không thích, có thể công ty qc đó cũng không hoan toan vừa lòng, nhưng nó thỏa mãn và gần gũi với đối tượng khách hàng mục tiêu của sản phẩm đó, đó mới là cái chính mà qc nhắm vào. C2on 1 qc mà nói lên được cái văn hóa mà vẫn hay, vẫn lạ thì người ta vẫn nhớ và thích nó, thậm chí hơn cả những cái giật gân.

Quảng cáo hay communication bản chất đều là problem-solving, giống như việc phải giải một bài tóan, một vấn đề.
Chuyện văn hóa bản địa, hạn chế kiểm duyệt chung quy cũng chỉ là những bài toán hay những vấn đề mà người làm phải vượt qua.

Quảng cáo chỉ lấy ***/politic để gây chú ý là một quan niệm sai lầm. Có cả tỉ cách để gây chú ý, một quảng cáo không có hình, toàn chữ cũng có thể gây chú ý được. Phải tùy vào tầng lớp, đối tượng mà mẫu quảng cáo hướng đến. Làm quảng cáo đâu phải chỉ xoay quanh Whisper hay condom?

Không chỉ có VN mới kiểm duyệt, ở nước ngoài nếu bạn run một quảng cáo gây ảnh hướng xấu đến giới trẻ hay trẻ em thì cũng sẽ bị gỡ xuống thôi (có khác là đã chạy rồi mới bị gỡ bỏ), nhưng đường nào thì đó cũng là một quảng cáo thất bại.

22/2/09

TĂNG ĐẦU TƯ VÀO CON NGƯỜI

Tôi nhìn vào lương Nhà nước trả cho công nhân viên hoạt động trong khu vực nhà nước, đặc biệt trong khu vực dịch vụ nhà nước.

Ngân sách Nhà nước tính theo tỷ lệ GDP ở Việt Nam là 30%, cao gấp đôi Ấn Độ và gấp rưỡi Trung Quốc hay Thái Lan, nhưng lại trả lương cho công nhân rất thấp, chỉ bằng 13% tổng chi ngân sách và bằng có 3,8% GDP, đây là hình thức bóc lột thặng dư lao động nhằm tăng đầu tư ở khu vực kinh tế nhà nước. Thu ngân sách nhiều, nhưng chi phí cho dân rất ít. Tổng số chi của Nhà nước cho các dịch vụ phục vụ nhân dân chỉ có 6,1% GDP, thấp hơn một nửa so với Trung Quốc hoặc Thái Lan. Phần còn lại là đầu tư. Đó là chưa kể đến phần đầu tư mà doanh nghiệp quốc doanh thực hiện dựa một phần quan trọng vào giá trị thặng dư vì lương lao động trả thấp.

Trả lương thấp, lo cho dân chúng thấp là vì Nhà nước muốn tập trung vốn vào đầu tư. Chính vì thế mà đầu tư lên tới 41% GDP. Đầu tư vào loại hàng đầu thế giới nhưng hiệu quả thấp, tốc độ tăng GDP cũng không cao, và trở thành nhân tố chính tạo tham nhũng và gây nạn lạm phát cao, làm đời sống đại đa số dân chúng với lương đã quá thấp khốn khổ thêm.

Tỷ lệ để dành của nền kinh tế là 29% GDP, có vẻ khá cao nhưng không phải từ thu nhập của người lao động. Để dành gồm nhiều phần: để dành của dân chúng, để dành của doanh nghiệp nhà nước và nước ngoài và để dành của Nhà nước. Tất nhiên để dành của Nhà nước là âm; phần để dành của dân chúng từ sản xuất khi trừ đi tiền kiều bào và lao động ở nước ngoài gửi về chắc chắn là không nhiều; vì lương thấp, do đó phần còn lại chính là từ khấu hao và thăng dư lao động mà doanh nghiệp quốc doanh giữ lại. Người dân lao động lương không đủ sống, lại được hưởng lợi ích xã hội thấp, do đó sản xuất chỉ để Nhà nước bòn rút thặng dư đưa vào tích luỹ.

Cần có một cái nhìn mới về chiến lược phát triển, mà chất lượng phải được đặt lên hàng đầu. Lương lao động đủ sống phải được coi là đầu tư vào con người. Chính con người là vốn quan trọng nhất trong phát triển. Khi lương không đủ sống, con người sẽ rất dễ làm những điều bình thường họ không làm, do đó mà đạo đức xã hội xuống dốc. Chúng ta cần xét lại chính sách tăng cường thặng dư nhằm tăng tích luỹ để chạy theo tốc độ tăng GDP bất chấp hậu quả hiện nay và quay trở lại với một Nhà nước có trách nhiệm xã hội.

Tiến sĩ VŨ QUANG VIỆT

19/2/09

NHÀ BÁO HIỆN ĐẠI - Sự phát triển của các tổ chức truyền thông đa phương tiện


Các công ty truyền thông như viễn thông, truyền hình cáp và các khối giải trí đang tranh giành nhau để có chân trong “thị trường” tích hợp các phương tiện truyền thông mới. Một vài ví dụ:
v Henry Luce đã giành được sự kiểm soát hoàn toàn tạp chí Time (www.time.com). Người kế nghiệp của ông thêm vào đó những tạp chí thành công khác, bao gồm tờ Fortune và tờ Sports Illustrated. Hiện tại mảng tạp chí là một phần nhỏ của công ty khổng lồ AOL Time Warner (www.timewarner.com), chuyên về chương trình giải trí, xuất bản sách, tạp chí và chương trình truyền hình cáp đặc sắc. Nó bao gồm những đơn vị khác nhau như Cable News Network (www.cnn.com), Warner Brothers (www.timewarner.com), và đội bóng chày Atlanta Braves. Gần đây hơn, nó trở thành một bộ phận của American Online (www.aol.com) trong sự liên doanh truyền thông lớn nhất trong lịch sử. Sự liên doanh đó minh họa sinh động cho sự kết hợp các phương tiện truyền thông cũ và mới.
v Cox Enterprises Inc. (www.coxnews.com) bắt đầu chỉ với một tờ báo vào năm 1898. Cox là một trong những công ty truyền thông lớn nhất quốc gia, và về mặt lịch sử, nó bao gồm cả những phương tiện truyền thông hiện đại: đài phát thanh, đài truyền hình và truyền hình cáp. Vào tháng 4/1996, Cox Interactive Media được thành lập để cho ra đời những tờ báo trực tuyến ở các thành phố mà có sự hiện diện của các phương tiện truyền thông của Cox. Và Access – Atlanta (www.accessatlanta.com) là trang thông tin quan trọng hàng đầu.
v Knight Ridder (www.kri.com), một trong những công ty truyền thông được chú trọng nhất ở Mỹ, từ lâu đã nhận thấy giá trị của việc truyền tải tin điện tử. Thử nghiệm vào những năm 1940, những bản tin đầu tiên được fax, vào những năm 1970, bản tin được truyền hình và vào những năm 1990 báo được điện toán hóa và phát lên mạng. Bạn có thể tìm tất cả các báo trực tuyến của Knight – Ridder trên mạng Real Cities Network (www.realcities.com) và tờ San Jose Mercury News đi đầu trong việc phát tin qua Internet với trang web Mercury Center (www.mercurycenter.com) của nó.
v Những công ty phát hành báo lớn khác, bao gồm New York Times Co. (www.nyt.com) và Tribune Co., nhà xuất bản của tờ Chicago Tribune (www.tribune.com), chuyển tin chủ yếu qua mạng Internet.
v Thậm chí các công ty báo chí nhỏ cũng vào cuộc. Tờ Lawrence Journal - World (www.ljworld.com) mở một công ty truyền hình cáp và một trang web và là người sử dụng đầu tiên công nghệ “đẩy”, đưa thông tin đến cho người dùng dựa vào sự thu hút được xác định trước.
v Các công ty truyền hình cũng không thoát khỏi sự liên kết. NBC (www.home.nbci.com) có một trong nhiều trang đầy tham vọng trên Internet, và có những dự án chung về truyền hình và Internet với hãng máy tính khổng lồ Microsoft (www.msnbc.com). Các hãng khác như CBS, ESPN, FOX va CNN đều có những trang chính trên Internet.
Việc các hãng như Microsoft nhảy vào địa hạt truyền thông làm những ai xưa nay đang kiếm sống trong ngành này phải lo lắng. Nhiều người đặt câu hỏi liệu một công ty như Microsoft, nổi tiếng đã không từ chuyện gì để cải thiện lợi nhuận, có thể đáp ứng được những tiêu chuẩn cao được đặt ra bởi các nguyên tắc truyền thông cho việc quản lý các hoạt động tin tức hay không. Nhưng kể từ lúc Microsoft trình làng mạng Microsoft chứa đầy tin tức, nó đã tiếp thu rất nhiều từ các báo, các đài truyền hình, báo cáo của các công ty trong việc đảm bảo những tiêu chuẩn khắt khe cho các hoạt động truyền thông từ lâu đã được đề cao.
Những hãng như Microsoft sẽ không đặt chân vào công việc kinh doanh nếu tiềm năng về lợi nhuận không đáng kể. Rõ ràng, Microsoft, AOL Time Warner, và MTI’s Negroponte có chung một tầm nhìn về tương lai – kết hợp các phương tiện truyền thông và giải trí vào một phương thức truyền thông mới có khả năng cung cấp sự lựa chọn tin tức bằng văn bản hay bằng các đoạn phim và những bộ phim mới nhất bất kì khi nào được yêu cầu. Tầm nhìn đó là nền tảng cho sự mua bán ồ ạt tài sản của các hãng truyền thông diễn ra trong suốt những năm 1990 và những sự liên kết các phương tiện truyền thông là có thể vì sự bãi bỏ quy định xảy ra sau khi Luật Viễn Thông được thông qua năm 1996. Bức tranh các phương tiện truyền thông đang thay đổi mạnh mẽ khi các công ty tự đặt cho mình một vai trò trong thương trường truyền thông của tương lai. Và trong khi chưa ai biết chính xác dạng phương tiện truyền thông tương lai sẽ là gì, hay dạng thức đó được phát đi như thế nào, thì mọi người đã muốn chia sẻ lợi nhuận. Thị trường triển vọng trong tương lai vô cùng lớn.
Bởi vì những cấu trúc liên kết đang thay đổi, nên những tòa soạn báo cũng thay đổi. Ví dụ, ở trụ sở chính của NBC tại New York, một thế hệ nhà báo mới đã lấy những bài báo từ mạng lưới các tòa soạn và số hóa chúng để lưu vào máy tính. Những bài báo này tạo cơ sở cho NBC Desktop News, một hệ thống thông tin bằng hình ảnh theo yêu cầu được bán rộng rãi cho các công ty trên toàn quốc. Nó đã được hợp nhất thành MSNBC.
Gộp chung vào các phương tiện truyền thông mới là những tiện ích của dịch vụ thông tin công cộng qua mạng, bao gồm CompuServe, Prodigy, American Online, Microsoft Network và các công ty khác. Càng ngày chúng càng đầy quảng cáo. Thậm chí Internet – trước kia thì những hoạt động bí mật của máy vi tính chỉ có một vài người uyên bác và các chuyên gia máy tính hiểu được – đang ngày càng trở thành phương tiện chuyển tải quảng cáo thương mại nhắm đến những bộ phận công chúng riêng biệt.
Điều đó giúp chúng ta nhận ra cái mà không mấy người làm báo muốn nghe: Chính quảng cáo chứ không phải tin tức đã là động lực phát triển của thị trường truyền thông. Để hiểu những sự thay đổi trong ngành truyền thông, phải theo sau đồng tiền quảng cáo. Có nhiều xu hướng cho thấy ngày càng có nhiều tiền quảng cáo đổ vào các phương tiện truyền thông hiện đại – thư điện tử gửi trực tiếp, truyền hình cáp, các mạng thông tin, và xa dần các phương tiện truyền thông truyền thống như truyền hình và báo chí. Cho đến bây giờ, thay đổi đó còn chậm, các chuyên gia quảng cáo mong muốn nó thay đổi nhanh hơn để tiếp tục tìm kiếm cách tốt nhất nhắm vào những khán giả mà mình mong muốn. Có thể một vài năm tới đây sẽ có những thay đổi nhanh chóng trong sự tích hợp các phương tiện truyền thông.
Vì sự tích hợp các phương tiện truyền thông thay đổi, nên định nghĩa về tin tức cũng thay đổi. Như chúng ta đã đề cập ở chương 1, những định nghĩa tin tức truyền thống nay không còn phù hợp nữa. Và hơn thế, định nghĩa tin tức đang thay đổi theo cách mà nhiều nhà báo chưa hề tưởng tượng được. Sự phát triển nhanh chóng của các dịch vụ thông tin qua mạng và thư điện tử có thể làm cho con người trên khắp thế giới gặp gỡ nhau qua mạng. Ở đó họ chia sẻ cùng nhau kiến thức, thuật lại cho nhau những chuyển biến mới nhất với hàng ngàn chủ đề. Những bộ phận được dùng nhiều nhất trong hệ thống đó là các diễn đàn và những trang tin điện tử. Những người sử dụng chọn thông tin theo những đề tài mà họ thích thú.
Điều đó đặt ra một câu hỏi là liệu chúng ta đang bước vào một kỷ nguyên mà vai trò lập chương trình của các phương tiện truyền thông sẽ thu hẹp lại? Theo truyền thống, các phương tiện truyền thông quyết định cái mà công chúng cần phải biết về một sự kiện nào đó. Hơn thế nữa, các phương tiện truyền thông đặt ra chương trình chung bằng cách sắp xếp sự quan trọng tương đối của các chuyên mục – theo sự trình bày và kích cỡ của chuyên mục hay trình tự trình chiếu trong chương trình truyền hình. Đảm đương nhiệm vụ như người gác cổng thông tin, các phương tiện truyền thông quyết định các sự kiện được bộc lộ đến mức độ nào. Với việc xuất hiện của phương tiện truyền thông qua mạng, tất cả những điều đó đang thay đổi. Càng ngày công chúng càng có khả năng lựa chọn từ núi thông tin khổng lồ và tự quyết định cái nào quan trọng, cái nào không. Không giống như báo, truyền hình, tạp chí, các phương tiện truyền thông qua mạng có không gian gần như vô hạn để truyền tải thông tin. Vì vậy, vai trò của những người làm nghề truyền tải tin tức như người gác cổng đang thu hẹp lại.
Những sự thay đổi đó sẽ yêu cầu một sự điều chỉnh trong vai trò của các nhà báo. Sự điều chỉnh đó tác động đến xã hội chúng ta như thế nào thì còn chưa rõ. Những người theo thuyết vị lai tin rằng các phương tiện truyền thông tiếp tục giữ vai trò quan trọng trong việc lên chương trình nếu như chúng không ở trong vai trò người gác cổng thông tin nữa. Các nhà báo sẽ phải giúp công chúng chọn lọc qua lượng thông tin khổng lồ và nói cho họ biết cái nào là quan trọng. Một vài nhà báo phải dành thời gian làm điều đó cho chính bản thân họ.
Sẽ có rất nhiều việc làm cho các nhà báo. Rốt cuộc, vẫn phải có một ai đó thu thập tin tức và tổ chức nó thành một chương trình dễ tiếp thu, hữu dụng. Nhưng những dịch vụ truyền thông mới sẽ đòi hỏi các nhà báo trình độ kỹ năng rộng hơn. Trong khi một số nhà báo có thể tập trung vào viết, như bây giờ, thì họ sẽ phải thể hiện sự đánh giá phong phú hơn qua hình ảnh, biểu đồ, đồ thị, bản đồ – và thậm chí các thiết bị nghe nhìn – có thể bổ sung cho bài báo của họ. Đó là bởi vì các nhà báo tương lai sẽ phải am hiểu các dạng truyền thông, bằng thị giác cũng như bằng ngôn từ. Nhiều cơ quan báo chí đang ủng hộ thực tế đó vì họ cố gắng làm cho các phóng viên tư duy bằng hình ảnh nhiều hơn và các nhà nhiếp ảnh, nhà quay phim tư duy bằng ngôn từ nhiều hơn. Để cung cấp những kỹ năng này, các trường báo chí truyền thông đang thay đổi chương trình giảng dạy để giúp sinh viên cảm thấy dễ dàng hơn trong việc tiếp nhận những điểm cần thiết của tất cả các loại hình truyền thông. Bất kể những thay đổi đó, hầu hết các nhà báo trẻ trong một vài năm tới sẽ bước vào nghề ở những vị trí truyền thống.
Do vậy, đây quả là thách thức khi bạn lên kế hoạch cho sự nghiệp báo chí truyền thông của mình. Bạn không chỉ lập kế hoạch cho một nghề nghiệp cụ thể trong mạng lưới truyền thông hiện nay mà còn phải chuẩn bị cho một thời kỳ thay đổi bước ngoặt. Mặc dù sự thay đổi gây ra nhiều phiền toái, nhưng nó cũng đem đến những hi vọng. Đây là cơ hội để bạn tham gia vào giai đoạn chuyển tiếp của truyền thông đại chúng, một giai đoạn chắc chắn mở ra nhiều cánh cửa thành công.
THE MISSOURI GROUP biên soạn

NHÀ BÁO HIỆN ĐẠI - Nhà báo không ngừng thay đổi


Ơ Tampa, tờ Tampa Tribune cùng với đài truyền hình WFLA có chung một tòa soạn. Tại sao? Gil Thelen, Tổng biên tập tờ Tribune, viết: “Mục đích của chúng tôi là phục vụ nhu cầu đang ngày càng thay đổi của độc giả và khán giả.
Họ đi trước chúng tôi trong việc sử dụng kết hợp cả báo in, truyền hình và lên mạng suốt ngày. Tôn chỉ của chúng tôi: “Luôn đi cùng thời sự và thông tin mọi lúc và mọi cách mà khách hàng của chúng tôi mong muốn”. Ông Thelen nói thêm: “Với tin nóng, chúng tôi cố gắng đưa tin sớm nhất, thường là truyền hình nhưng thỉnh thoảng là trực tuyến”.
Các nhân vật điều hành Media General, công ty sở hữu Tribune và WFLA mong muốn tạo được sự cộng tác với nhau để làm cho các hoạt động thông tin của mình đạt được hiệu quả cao nhất trên thị trường Tampa. Để làm điều đó, các cơ quan truyền thông của nó không chỉ chia sẻ phòng tòa soạn mà còn cộng tác trong việc đưa tin. Như đã nói ở chương 1, các loại hình truyền thông đan xen lẫn nhau như thế được gọi là sự hội tụ, và đó là trào lưu hiện nay trong công nghệ truyền thông. Điều đang diễn ra ở Tampa hầu như là một ví dụ sinh động nhất của sự hội tụ đang nổi lên ở Mỹ. Thật vậy, những cơ quan báo chí khác quan tâm đến cuộc thử nghiệm ở Tampa đến nỗi Ban biên tập của Media General bắt buộc chỉ cho người ngoài tham quan một ngày mỗi tháng.
Nhiều người cho rằng chúng ta đang chứng kiến đỉnh cao của một sự thay đổi lớn trong toàn cảnh truyền thông. Nicholas Negroponte, người sáng lập cũng là giám đốc Viện Công nghệ Massachusetts, miêu tả tính ưu việt của phương thức truyền thông mới như một hệ thống máy vi tính tại gia cho phép truy cập những ngân hàng dữ liệu rộng lớn và hiển thị kết quả ở dạng hình ảnh, âm thanh hay văn bản. Vì vậy, những thế mạnh chủ yếu của truyền hình – màu sắc, sự thu hút thị giác, tính trực tiếp, chi phí phân phối thấp – có thể kết hợp với ưu điểm của báo in – chiều sâu thông tin, sự giải thích rõ ràng và dễ mang theo người. Các hệ thống như thế phụ thuộc vào những dịch vụ kết nối Internet cao tốc, dịch vụ truyền hình cáp đến mỗi gia đình mà các công ty viễn thông đang đổ xô cung cấp.
Một vài thử nghiệm giống như thử nghiệm ở Tampa ngày nay có thể được thực hiện xuyên quốc gia vì những luật lệ của Hội đồng Truyền thông Liên bang (Federal Communications Commission – FCC) hạn chế sự sở hữu chồng chéo giữa báo in - báo hình trong một thị trường đơn lẻ. Ở Tampa, tờ Tribune và đài WFLA có thể làm điều đó vì cả hai đều phụ thuộc vào Media General trước khi luật của FCC có hiệu lực. Hạn chế nói trên đã không làm giảm sự hào hứng với những gì đang diễn ra ở Tampa, và nhiều người mong FCC nới lỏng những trói buộc đối với sự sở hữu chồng chéo đó. Nếu điều này xảy ra, hãy coi chừng một cơn lũ thử nghiệm kiểu Tampa.
Kinh nghiệm Tampa cho thấy, ngày nay việc chuẩn bị bước vào kinh doanh tin tức là một thử thách. Đó là vì công nghệ đang thay đổi nhanh chưa từng thấy trong lịch sử. Báo, tạp chí, máy thu thanh, máy thu hình – những phương tiện truyền thông truyền thống – đang đối mặt với nhiều thách thức nghiêm trọng mới từ những trang Web dựa trên mạng vi tính và truyền hình cáp. Tất cả những ai sở hữu chúng, như Media General, đang cố gắng tính toán chiến lược tốt nhất cho tương lai.
Và là một nhà báo đầy nhiệt huyết, đương nhiên bạn phải hỏi: Tôi phải chuẩn bị như thế nào cho nghề nghiệp trong ngành công nghiệp truyền thông? Rất có thể, câu trả lời là phải làm quen với cái gọi là phương tiện truyền thông đại chúng mới, dựa vào Internet cũng như phương tiện truyền thông hiện tại.
Tương lai thật khó đoán trước bởi vì ở một mức độ nào đó các phương tiện truyền thông hiện tại dường như bị đe dọa bởi một phương thức truyền thông mới hay còn gọi là phương tiện truyền thông trực tuyến, một thuật ngữ chỉ những hệ thống phát tin dựa vào máy vi tính. Cũng như Negroponte, nhiều người mong đợi rốt cuộc một sự hội tụ của báo, tạp chí, phát thanh, truyền hình thành một phương thức truyền thông mới trong tương lai. Dù điều đó có xảy ra hay không, xảy ra nhanh hay chậm, và khi nào thì cũng chỉ là phỏng đoán của mỗi người. Và dù sao bạn cũng phải đối đầu với thử thách khi bạn lập kế hoạch cho nghề làm báo của mình. Bạn không chỉ phải chuẩn bị làm việc cho một trong những loại hình truyền thông hôm nay mà còn phải sẵn sàng làm việc cho các loại hình truyền thông của tương lai. Bạn có thể làm những việc mà sau này sẽ biến mất, nhưng bạn cũng có thể làm những việc đang còn được phát minh. Dù sao đi nữa, vẫn có một yêu cầu hiển nhiên được duy trì cho những người đang hành nghề báo, bất chấp ở loại hình truyền thông nào, là phải tường thuật tốt, viết tốt, biên tập tốt và giao tiếp tốt.
Để rõ thêm về sự thay đổi nhanh chóng trong thế giới thương mại truyền thông, hãy xem xét một vài thống kê về báo in. Những thông tin này được xuất bản bởi Hội Liên hiệp Báo chí Mỹ, tổ chức thương mại đang dẫn đầu trong ngành công nghiệp báo chí:
* Công nghiệp báo chí đang thu hẹp lại. Có 1.483 tờ báo ngày ở Mỹ vào cuối năm 1999, so với 1.745 tờ vào năm 1980. Ít hơn 262 tờ.
* Vào năm 1970, có 78% người lớn của nước này hằng ngày đọc một tờ báo, nhưng năm 1999, tỉ lệ này giảm xuống, còn 61% nam và 53% phụ nữ. Tệ hại hơn, các cuộc điều tra cho thấy sự sụt giảm nhiều nhất là trong số các độc giả ở độ tuổi 34 trở xuống. Nghe có vẻ đó là điều đáng ngại cho tương lai, khi những độc giả lớn tuổi mất đi, sẽ không còn ai thay thế cho họ. Các nghiên cứu cho rằng người nào không sớm phát huy thói quen đọc báo thì cũng không làm được điều đó trong cuộc sống sau này.
Nếu ngành công nghiệp báo chí đang đi xuống, như một số tranh luận đưa ra, thì sự thực nó còn lâu mới chết. Hãy xem:
* Báo chí vẫn là một trong những ngành công nghiệp có lời nhất, được hỗ trợ phần lớn bởi vị trí gần như độc quyền ở hầu hết các thành phố.
* Báo ngày tiếp tục nắm giữ phần lợi nhuận lớn nhất từ quảng cáo, chi phối tin tức địa phương và các thị trường quảng cáo.
Những thống kê mâu thuẫn đó minh họa cho vấn đề mà các tờ báo phải đối mặt: có lợi thế trong một lúc nào đó, nhưng bị thách thức về lâu dài.
Không chỉ một mình báo in bị đe dọa. Những đối thủ truyền thống cũng gặp phải khó khăn nghiêm trọng. Mạng lưới truyền hình, đối thủ chính của báo in cả về lợi nhuận quảng cáo lẫn khán giả, đã trải qua những lúc tài chính lao đao. Việc sáng lập ra những mạng lưới truyền hình Mỹ lớn hơn (của Fox và Warner Brothers) đã phân chia khán giả, và sự phát triển của các kênh truyền hình cáp đã phân khán giả thành những thị phần nhỏ hơn. Các kênh truyền hình cáp gây khó khăn thật sự cho công nghệ truyền hình; không giống mạng lưới truyền hình, nó được xác định vị trí thật lý tưởng để hướng khán giả về phía các nhà quảng cáo bởi vì nó tập trung vào những mảng thông tin nổi bật (thể thao, sức khỏe và làm đẹp, trẻ em...). Cũng như báo in, mạng lưới truyền hình có thể cung cấp thông tin đến một lượng lớn khán giả, nhưng không phải là lượng khán giả liên kết mà các nhà quảng cáo thèm muốn. Đài phát thanh dễ hướng tới nhiều khán giả hơn nhưng ảnh hưởng của nó đối với công nghệ truyền thông, nếu tính về doanh thu quảng cáo, thì rất nhỏ.
Tạp chí, giống đài phát thanh và truyền hình cáp, cung cấp công chúng cho các nhà quảng cáo, nhưng với chi phí ngày càng tăng cao. Về lâu dài, giống như báo, tạp chí bị đe dọa bởi việc tăng chi phí sản xuất, và việc phát hành hoàn toàn phụ thuộc vào bưu phí đang leo thang. Cho nên, không có một phương tiện truyền thông hiện tại nào xác định được vị trí lý tưởng cho tương lai, và tất cả đều đối đầu với những thử thách rất lớn. Có lẽ điều này lý giải tại sao những người điều hành phương tiện truyền thông đang đổ xô kết hợp và hội tụ.
THE MISSOURI GROUP biên soạn

Nhà báo hiện đại - Tính chính xác, công bằng và khách quan


Dẫu có đổi thay gì thì có hai truyền thống vẫn luôn là cốt lõi. Thứ nhất đó là đạo đức nghề nghiệp đòi hỏi mọi nhà báo phải chính xác và công bằng. Thứ hai, điều khó giải thích nhưng lại dễ bị công kích, là truyền thống về tính khách quan.
Tổng hòa được hai truyền thống này chính là điều mà các phóng viên và biên tập viên luôn cố gắng thực hiện trong công việc của mình.
Tính chính xác
Bob Woodward – phóng viên, tác giả và biên tập viên của tờ The Washington Post – đã bào chữa tại tòa cho một bài điều tra đăng trên tờ báo của ông. Bài báo này, theo lời ông, là “một phiên bản tốt nhất của sự thật có thể đạt được”.
Một mục tiêu nghe còn to tát hơn nữa chính là cái “sự thật” không cần thêm thắt. Dù bày tỏ sự ngưỡng mộ đối với lý tưởng, Bob Woodward đã nhận ra thực tế cuộc sống và sự hạn chế của nghề báo. Cho dù hàng thế kỷ tranh luận, các nhà triết học và thần học vẫn chưa thống nhất được “sự thật” là gì. Dẫu cho có sự nhất trí về câu hỏi cơ bản đó đi nữa thì làm sao Giáo hội Công giáo Roma và tổ chức sinh đẻ có kế hoạch lại cùng nhất trí với “sự thật” về việc nạo phá thai, hay một vị tổng thống và đối thủ của ông ta lại cùng nhất trí về “sự thật” của tình trạng kinh tế nước Mỹ?
Trong chuyện làm báo hàng ngày ở Mỹ, những tranh cãi như thế thường nảy sinh trong các phe phái ở tất cả các khía cạnh, trên các bài xã luận và các bài phê bình. Vai trò của các phóng viên chỉ đơn giản là phát hiện và viết lại sự thật. Vấn đề là chuyện đó hóa ra lại không đơn giản như vậy.
Đôi khi thu thập sự thật lại rất khó khăn. Một hội đồng tuyển chọn hiệu trưởng mới cho một trường đại học thông báo rằng danh sách ứng viên đã được rút lại còn năm người, nhưng tên của năm vị đó thì không được nêu ra. Các thành viên hội đồng đã hứa là phải giữ bí mật. Bạn làm thế nào để biết được tên năm ứng viên đó? Bạn có nên thử không?
Nhiều khi cũng khó mà biết sự thật có ý nghĩa gì. Một tòa án tối cao tiểu bang từ chối xử vụ các nhà lập pháp nghi ngờ tính hợp hiến của việc giới hạn chi tiêu của bang này. Tòa chỉ nói rằng không hề có “tranh cãi đáng phân xử”. Điều này có ý nghĩa gì? Ai thắng? Phán quyết này là tin tốt hay tin xấu, và giành cho ai?
Nhiều khi cũng chẳng biết đâu là sự thật. Sau cả năm trời nghiên cứu, một ủy ban của tổng thống cho rằng không có nạn đói hoành hành ở nước Mỹ. Kết luận này có phải là sự thật không? Hay sự thật chỉ là những gì mà ủy ban này đã nói? Và làm thế nào bạn có thể xác định là ủy ban này có đúng hay không?
Nghề báo hàng ngày vẫn tồn tại nhiều rắc rối. Thông thường, khi làm phóng viên thì bạn chỉ có vài giờ, nhiều thì vài ngày, để nghiên cứu càng nhiều sự kiện càng tốt. Dù thời gian rất hạn hẹp, bạn vẫn có thể tích lũy thông tin thành một câu chuyện khoảng 2.000 chữ để rồi nghe thông báo là chỉ có đủ chỗ đăng hay thời lượng phát sóng cho khoảng 1.000 chữ hoặc ít hơn. Báo trực tuyến – loại hình truyền thông mới – cung cấp thêm nhiều diện tích đăng bài nhưng không có thêm thời gian cho việc tường thuật.
Khi bạn quan tâm đến những thực tế và hạn chế này, bạn có thể nhận thấy rằng việc đạt được “một phiên bản tốt nhất của sự thật” thôi quả là thử thách đối với bất kỳ nhà báo nào.
Làm sao bạn biết là đạt được mục đích? Hiếm khi có một câu trả lời cụ thể. Tuy nhiên, có hai câu hỏi mà những nhà báo có trách nhiệm nên đặt ra cho mọi bài viết trước khi tự hài lòng, đó là: Nó có chính xác không? Nó có công bằng không?
Sự chính xác là yếu tố quan trọng nhất đối với bất kỳ bài báo nào, lớn hay nhỏ, dài hay ngắn. Phải chính xác trong từng chi tiết. Mọi cái tên phải được phát âm thật chuẩn xác, mọi câu trích dẫn phải đúng với những gì đã được nói, mọi dãy số phải được cộng lại. Và chừng đó vẫn còn chưa đủ. Bạn có thể lấy các chi tiết đúng và vẫn gây ngộ nhận nếu bạn không đặt đúng bối cảnh. Cùng một câu nói có thể có nhiều ý nghĩa khác nhau phụ thuộc vào tình huống nó được phát ngôn và lối diễn đạt trong khi nói. Hoàn cảnh và mục đích cũng ảnh hưởng đến hành động. Bạn sẽ không bao giờ có “phiên bản tốt nhất của sự thật” nếu không tường thuật chính xác các chi tiết và bối cảnh.
Bạn cũng không tiếp cận được sự thật nếu thiếu sự công bằng. Chính xác và công bằng liên quan đến nhau, nhưng chúng không là một. Đối với tin tức, có nhiều quan điểm khác nhau để nhìn nhận một sự kiện hay vấn đề. Mỗi quan điểm sẽ có thể lý giải khác nhau về cái gì đang diễn ra và nó có ý nghĩa gì. Nghề báo cũng như thể thao, ngay cả với phóng viên cẩn thận nhất hay vận động viên giỏi nhất cũng có khi phạm sai lầm.
Sự công bằng trong nghề báo đòi hỏi bạn phải tường thuật sự kiện dưới nhiều góc nhìn khác nhau. Hiếm khi chỉ có một, thường là hai hoặc hơn. Sự công bằng đòi hỏi bạn phải dành cho kẻ đang bị công kích hoặc nghi vấn tính chính trực trong bài báo của mình thật nhiều cơ hội để họ có thể phản hồi. Trên hết, sự công bằng đòi hỏi bạn phải nỗ lực để tránh thành kiến trong cách tường thuật và bài viết của mình.
Định góc độ cho tin tường thuật
Quan điểm hay góc nhìn mà bạn sử dụng để tường thuật sẽ định ra góc độ cho tin được tường thuật. Chẳng hạn, những bài báo về những thay đổi xã hội sâu rộng tràn đầy các trang báo và màn hình những năm 1960 có thể được tường thuật theo góc độ của những trật tự được thiết lập hoặc theo các mục tiêu và cá nhân ủng hộ sự thay đổi. Tùy thuộc vào góc nhìn, hai bài viết về phong trào quyền công dân sẽ khác nhau về giọng điệu và thậm chí cả nội dung.
Do ảnh hưởng của trào lưu báo chí công dân, việc chọn góc nhìn vấn đề đã trở thành trung tâm thảo luận của nghề báo. Quan điểm chung của báo chí công dân là phải xem xét chính trị và đời sống công chúng một cách rộng rãi hơn, từ quan điểm của một công dân hơn là của một nhà lãnh đạo. Những bài báo dựa trên quan điểm công dân như thế sẽ thay đổi không chỉ các bài viết về chiến dịch vận động chính trị mà còn là các bài về sự phát triển kinh tế, tranh chấp quy hoạch đất đai, hay hầu như mọi vấn đề. Những bài báo viết từ góc nhìn của một cử tri sẽ khác hẳn những bài viết theo góc nhìn của ứng cử viên.
Mỗi câu chuyện đều có thể nhìn từ nhiều góc độ. Không có góc độ nào là hoàn hảo. Mỗi phóng viên nên chọn góc độ nào có thể phản ánh câu chuyện đầy đủ và trung thực nhất.
Tin khách quan
Những quy tắc mà các nhà báo chính thống tuân thủ nhằm đạt được “một phiên bản tốt nhất của sự thật” thường được đúc kết thành tính khách quan. Tính khách quan được các nhà báo, sinh viên, giảng viên ngành báo chí ở Mỹ xem như một nguyên tắc nghề nghiệp. Nó được các nhà báo hàng đầu đề cao như là một lý tưởng cốt yếu, dù không dễ đạt được. Ngược lại, những người phê phán như nhà xã hội học Gaye Tuchman đã xem tính khách quan chỉ là “một nghi thức chiến lược” nhằm che giấu vô số tội lỗi nghề nghiệp trong khi đưa tin không kỹ lưỡng và gây ngộ nhận.
Michael Schudson, trong tác phẩm kinh điển Discovering the News (Khám phá Tin tức), đã dò theo sự phát triển của nhu cầu báo chí khách quan từ thời kỳ hậu Thế chiến I, khi các học giả và các nhà báo đều dựa vào các phương pháp và ngôn ngữ của khoa học để tìm hiểu cái thế giới đang bị đảo lộn bởi ảnh hưởng của Freud và Marx, bởi sự xuất hiện những thế lực kinh tế mới và sự suy thoái những giá trị truyền thống. Tính khách quan trông cậy vào những sự kiện có thể quan sát được, nhưng nó cũng là phương pháp giúp các bài tường thuật bám sát hiện thực và không bị tác động bởi các định kiến của nguồn tin, tác giả hay độc giả. Bản thân tính khách quan là một giá trị, một lý tưởng.
Schudson viết: “Các nhà báo đặt niềm tin vào tính khách quan, tới mức họ tin bởi vì họ muốn tin, cần phải tin, do bị thúc bách bởi khao khát của một con người bình thường muốn tìm kiếm lối thoát cho lòng hoài nghi và thái độ thụ động đã hằn sâu trong nhận thức”.
Schudson và Robert Karl Manoff – hai người đã tuyển chọn các bài tiểu luận quan trọng về nghề báo thành cuốn Reading the News – đã mô tả sự mâu thuẫn lý tưởng báo chí khách quan và cách thực thi nghề báo:
Phóng viên không chỉ thuật lại câu chuyện mà còn tạo ra nó.
Dĩ nhiên, điều này là tối kỵ trong nghề báo. Bạn chỉ tường thuật, chứ bạn không tạo dựng. Bạn đưa ra các câu hỏi AI?, CÁI GÌ?, KHI NÀO?, ở ĐÂU?, TạI SAO? và NHƯ THế NÀO?, lắng nghe câu trả lời, và trở về nhà. Tuy nhiên, làm sao phóng viên biết được khi nào cần nêu những câu hỏi cơ bản của báo chí ấy, và hỏi ai? Làm sao để phóng viên biết được khi nào câu hỏi sẽ được trả lời. Ai được coi là cái “ai” có giá trị thông tin? Sự việc hay dữ kiện nào sẽ là câu trả lời thích đáng cho câu hỏi “cái gì”? Ngay cả với những câu hỏi đơn giản nhất, “khi nào”, “ở đâu”, làm sao phóng viên biết được liệu câu trả lời có đầy đủ không?
Tóm lại, những điều răn dạy trông có vẻ đơn giản của nghề báo đã định sẵn cách thức truy vấn, phương pháp diễn dịch những câu trả lời, một hệ thống các quy tắc chọn lựa đối tượng và vấn đề cần hỏi...
Những nhà báo giỏi nhất luôn ghi nhớ những điểm hạn chế này, cho dù điều đó hiếm khi được nêu ra trong tòa soạn. Điều mà một xã hội tự do cần ở các nhà báo chính là “sự giải thích trung thực, toàn diện, thông minh các sự kiện của thời đại trong một bối cảnh làm cho các sự kiện ấy có ý nghĩa”. Mục đích của chương này là giúp bạn biết các nhà báo hôm nay và tương lai hiểu rõ nhu cầu đó như thế nào, làm sao họ đáp ứng được điều đó, và sự phức tạp của nhiệm vụ này. Phần còn lại cuốn sách sẽ giúp bạn phát triển các kỹ năng cần trang bị để đương đầu với thử thách. Hiếm có thử thách nào lại quan trọng hay đem lại nhiều khích lệ như nghề báo.
THE MISSOURI GROUP biên soạn

Nhà báo hiện đại - Nghề báo mới


Những người sáng lập nên Hợp chủng quốc Hoa Kỳ đã sớm nhận ra báo chí là điều tối cần thiết cho một nền dân chủ lành mạnh. Đó là lý do tại sao họ đã thêm vào quyền tự do của báo chí song song với quyền tự do ngôn luận, tín ngưỡng và hội họp vào Hiến pháp nước này.
Hai trăm năm sau, một số nhà báo sâu sắc nhất của nước này lại nhận ra rằng một nền dân chủ lành mạnh là điều tối cần thiết cho báo chí. Nhận thức đó đã tạo nên một trong những bước phát triển quan trọng nhất và gây nhiều tranh cãi nhất để định hình nền báo chí Mỹ trong thời khắc chuyển giao sang thế kỷ mới.
Được gọi là “báo chí cộng đồng” hay là “báo chí công dân”, trào lưu làm báo mới này dựa trên hai ý tưởng: Thứ nhất, nền dân chủ không được thực thi tốt như lẽ ra nó phải thế. Thứ hai, những nhà báo có trách nhiệm phải cố gắng làm gì đó để cải thiện tình trạng này. Ít có nhà quan sát chính trị nào sẽ phản bác quan điểm đầu tiên. Một số học giả thậm chí đưa ra kết luận rằng chúng ta đang mất dần ý thức cộng đồng cơ bản. Tuy nhiên, quan điểm thứ hai đánh thẳng vào kiểu làm báo trung lập truyền thống, với thái độ cách biệt của phóng viên với những sự kiện mà họ tường thuật. Jay Rosen, một lý thuyết gia hàng đầu về nền báo chí công dân, đã đưa ra một loạt so sánh về những niềm tin trái ngược nhau của các nhà báo truyền thống và nhà báo cộng đồng. Đây là hai điều minh họa cho sự cách biệt đó:
Nhà báo cộng đồng tin rằng: Đời sống công chúng sẽ tạo ra tác động, và báo chí có vai trò tác động công chúng để tạo ra tác động.
Nhà báo truyền thống tin rằng: Nếu đời sống công chúng sẽ tạo ra tác động thì cũng tốt, nhưng vai trò của chúng ta không phải là tác động công chúng và thật nguy hiểm khi nghĩ rằng chúng ta có thể làm điều đó.
Nhà báo cộng đồng tin rằng: Nhiều thứ cơ bản phải thay đổi, bởi vì nền báo chí bây giờ không có hiệu quả.
Nhà báo truyền thống tin rằng: Các truyền thống báo chí đã tốt lắm rồi, nếu có điều gì cần phải cải thiện thì đó chính là cách hành nghề.
Một nhà báo, người được đa số tôn vinh – hay buộc tội – vì đã đưa những nguyên tắc trên ra thực hiện, là Davis “Buzz” Merritt, sau này trở thành chủ bút tờ The Wichita Eagle ở Kansas. Merritt ngán ngẩm chất lượng nghiệp vụ lộ rõ trên tờ báo của mình cũng như những tờ khác trong suốt cuộc bầu cử năm 1988. Ông lo lắng khi thấy báo chí ở Wichita và khắp đất nước thiếu hẳn sự quan tâm và can dự vào đời sống công chúng. Vì thế, ông bắt đầu một loạt thử nghiệm báo chí mà sau này thành nền móng cho cả một trào lưu.
Bắt đầu từ năm 1989, những nhà báo ở Wichita – và không lâu sau đó là hàng chục thành phố khác trên khắp nước Mỹ – đã làm những cuộc thăm dò để xem đâu là những vấn đề mà công dân cho rằng các cuộc vận động tranh cử nên đề ra, chứ không cho phép các ứng cử viên áp đặt ý kiến trong những cuộc tranh luận công khai nữa. Họ đã tài trợ tổ chức những diễn đàn công cộng để thảo luận nhiều vấn đề từ chính trị cho đến chủng tộc. Thậm chí có nhiều trường hợp họ còn phân công hoặc tuyển thêm phóng viên để giúp các công dân công kích đủ loại vấn đề ở địa phương. Các tổ chức phi lợi nhuận như Pew, Kettering và Knight đã đóng góp tiền bạc và trợ giúp về mặt chuyên môn. Nghiên cứu đã cho thấy nhiều dự án báo chí công dân dường như đã làm thay đổi thái độ của mọi người đối với đời sống cộng đồng và đối với các tổ chức báo chí.
Phái chỉ trích, trong đó có chủ bút của các tờ báo hàng đầu như The Washington Post và The New York Times, lo ngại rằng những nhà báo cộng đồng sẽ giành được sự ủng hộ nhưng có thể lại mất đi một điều còn quan trọng hơn – sự độc lập. Theo họ, cơ quan báo chí không thể vừa đá bóng vừa thổi còi. Nhà báo chỉ nên đóng vai trò trọng tài. Khi một tờ báo tổ chức một cuộc thảo luận công khai, thay vì chỉ tường thuật lại một cuộc thảo luận được tổ chức bởi các cơ quan khác, thì báo chí đã trở thành cầu thủ trong trận bóng trong khi chỉ nên làm người cầm còi quan sát từ xa. Khi những nhà báo hỏi xem công dân muốn biết điều gì, thay vì cho họ biết những gì mà nhà báo nghĩ rằng họ cần biết, báo chí đã đánh mất chức năng giáo dục và trở thành kẻ phục tùng.
Những tranh cãi và những thử nghiệm dường như vẫn đang tiếp diễn. Sự bất đồng đó bản thân nó cũng đã minh họa cho giá trị của sự tự do.
Dĩ nhiên không có gì mới về chuyện các nhà báo xem xét lại việc làm của mình. Chẳng hạn như trong những năm 1960, các nhà báo bắt đầu phải học theo dõi tin tức từ những phong trào xã hội và chính trị đang làm biến đổi đời sống ở Mỹ. Có lẽ đầu tiên là phong trào đòi quyền công dân. Sau đó lại xuất hiện nhiều lực lượng mạnh mẽ của phụ nữ, thanh niên, người tiêu dùng, người bảo vệ môi trường, người đồng tính và nhiều thành phần khác. Chủ trương và cách làm của mỗi phong trào không giống nhau, nhưng nhìn chung chúng đã bắt các nhà báo phải từ bỏ niềm tin cậy cố hữu vào những nguồn tin chính thống từ các quan chức đắc cử, giới quan liêu trong chính quyền và những nhà lãnh đạo kinh tế. Martin Luther King Jr., Gloria Steinem, Ralph Nader, Cesar Chavez, Barry Commoner – không ai trong số họ làm chính trị hay giữ một vị trí quyền lực kinh tế nào, nhưng họ và hàng chục người như họ đã thu hút được sự chú ý và những dòng tít lớn của báo chí Mỹ. Những nhà báo phải học cách tìm kiếm, đối phó và đánh giá những nhân vật tạo thời cuộc, những người không hề có cái mác “quan chức” truyền thống và những người nhiều khi hết sức ngờ vực các nhà báo chính thống.
Rồi bạn sẽ phải làm những việc giống như vậy. Bạn không thể theo dõi hết những mối quan hệ chỉ bằng việc phỏng vấn ông thị trưởng (dĩ nhiên, trừ phi bạn viết về mối quan hệ của chính nhân vật đó, nhưng đó lại là chuyện khác). Bạn sẽ không thể hình dung được các trung tâm mua sắm nếu chỉ nói chuyện với người phụ trách báo chí của Bộ Thương mại. Để dò được những cách làm mới tin tức, phóng viên phải rút tỉa từ những mối quan tâm rộng rãi và từ nền tảng kiến thức bao quát.
Những nhà báo của thế kỷ 21 cần phải hiểu biết nhiều hơn thế hệ trước về nhiều vấn đề ngày càng gia tăng, bao gồm sinh vật học (AIDS chưa thể chữa được), xã hội học (những tộc người thiểu số đang trở thành đa số), thống kê học (thế giới quanh ta là thế giới định lượng) và những kiến thức khác giúp lý giải được cái thế giới ngày càng phức tạp và tương quan chặt chẽ. Bạn mới chỉ bắt đầu một tiến trình học hỏi thôi, nếu bạn thật sự xem nghề báo là sự nghiệp, thì bạn phải đeo đuổi việc học đó không ngừng.
THE MISSOURI GROUP biên soạn

Nhà báo hiện đại - Công chúng mới


Công chúng đó là ai? New Directions for News – một nhóm chuyên gia về nhật báo – đã làm một cuộc điều tra mới mẻ và khám phá ra cái gọi là “nước Mỹ mới”. Dân số của nước Mỹ mới sẽ gồm có:
* 51% là phụ nữ
* 30% là những người trẻ tuổi, từ 18 đến 34 tuổi
* 25% người dân tộc thiểu số và các nhóm dân nhập cư
* 21% người trên 50 tuổi
* 15% người từ 5 đến 17 tuổi
Công ty Gannett, nơi đã xuất bản hơn 100 tờ báo, thiết lập một nhóm chuyên trách để tạo ra một tờ báo kiểu mẫu sẽ hấp dẫn những độc giả thế kỷ 21. Tin tức viết cho lớp độc giả mới, theo báo cáo của nhóm này, phải có những tính chất sau:
Hình thức bắt mắt: Tờ báo phải nhiều màu sắc, hấp dẫn, sinh động, thỏa mãn mắt người xem cũng như thách thức trí óc họ hoạt động.
Thông tin dày đặc nhiều tầng nhiều lớp: Những cột văn bản không đủ. Đồ thị, hình ảnh, biểu đồ, danh sách và phần tham khảo từ nhiều nguồn khác nhau sẽ thỏa mãn được những bạn đọc đói tin tức bổ ích mà lại bị áp lực về thời gian.
Tính tương tác: Cho bạn đọc biết cách cùng tham dự vào tờ báo, cách phản hồi tin tức, cách liên hệ với chuyên gia, với độc giả khác hay với chính tờ báo.
Tính liên quan: Cho những độc giả hoài nghi thấy tin tức thiết thực với họ như thế nào. Đưa những con người gần gũi với độc giả vào bài báo của bạn. Thuật lại tác động và tầm quan trọng của tin tức.
Tính đa dạng: Xã hội có nhiều mặt hơn là những gì tin tức phản ánh. Hãy chắc rằng bạn bao quát được toàn bộ cộng đồng.
Ngoài những nội dung chuẩn mực của tin tức địa phương và thế giới, nhóm chuyên trách này đã đề xuất những chủ đề có thể giúp người đọc trong đời sống hằng ngày – bao gồm tin tức về mua sắm và tiêu dùng, về Internet và kỹ thuật, sự cân bằng giữa công việc và cuộc sống gia đình, sự hòa hợp giữa tâm hồn và cơ thể, và tạo ra được những cộng đồng.
Richard Saul Wurman viết một cuốn sách mà mọi nhà báo nên đọc đi đọc lại – cuốn Information Anxiety (Mối lo thông tin). Trong đó, Wurman nói rằng hầu hết tin tức có thể chia ra thành ba loại: tin mang lại hy vọng, tin về những chuyện lạ lùng tới mức vô lý và tin về các thảm họa. Nhà báo nói chung hay nhấn mạnh đến những chuyện lạ lùng và thảm họa, còn người đọc thì lại đói niềm hy vọng. Bạn sẽ thấy rằng tờ báo kiểu mẫu nói trên sẽ mang đến nhiều tin tức lạc quan hơn so với những gì mà báo chí hay những chương trình thời sự truyền thống thường cung cấp. Làm báo theo kiểu này còn được gọi là “báo chí giải pháp” (solution journalism). Thay vì chỉ vạch rõ những vấn đề của chúng ta – điều có thể sẽ làm tăng thêm cảm giác cách biệt và tuyệt vọng – các nhà báo có thể xác định những giải pháp khả dĩ giải quyết những vấn đề đó, cung cấp những ví dụ về những giải pháp và nói cho độc giả biết có thể tìm hiểu thêm thông tin ở đâu hay làm thế nào để tham dự vào.
Wurman còn nêu ra một điều khác mà các nhà báo bây giờ mới bắt đầu hiểu ra: Thông tin không thôi chưa phải là sản phẩm có giá nhất. Sự cảm thông là điều thiết yếu để truyền thông có hiệu quả. Khi nhà báo tập trung tường thuật những vấn đề có liên quan và hữu ích thì rất có thể họ đã chuyển tải được sự cảm thông. Không có điều đó, độc giả sẽ bị trôi dạt và có khi bị chết đuối giữa biển thông tin ngày càng thăm thẳm.

THE MISSOURI GROUP biên soạn

Nhà báo hiện đại - Công chúng thay đổi, báo chí thay đổi


Người phán quyết tối hậu cái gì là quan trọng và câu chuyện nào đáng được thuật lại chính là những người tiêu thụ báo chí, là công chúng. Công chúng đang thay đổi, và điều đó đòi hỏi những nhà báo cũng phải thay đổi.
Một trong những điểm mới quan trọng mà báo trực tuyến dành cho bạn – độc giả – là khả năng cho phép bạn chọn lựa thông tin ở đâu và khi nào bạn muốn. Với một máy tính và một cổng vào Internet, bạn không phải chờ đợi bản tin buổi tối trên tivi hay khi phát hành tờ tin buổi sáng. Bạn có thể truy cập các nguồn tin trên mạng bất kể giờ nào dù ngày hay đêm. Bạn có thể tìm hiểu cặn kẽ các chi tiết và đi sâu vào vấn đề chừng nào bạn muốn, hoặc bạn có thể chọn cách bỏ qua tất thảy ngoài những chủ đề khái quát. Loại hình truyền thông dựa vào máy tính, nói cách khác, đã để cho người đọc tự đảm trách thông tin. Bạn sẽ hiểu rõ hơn vấn đề này ở chương 2. Còn bây giờ hãy chú ý đến độc giả và những gì họ cần và họ muốn.
Hội Chủ bút nhật báo Mỹ (American Society of Newspaper Editors) đã bảo trợ cho một đề án nghiên cứu với ý định thiết lập một tờ báo của thế kỷ 21. Đây là bản tóm tắt những gì các nhà nghiên cứu kết luận về những đòi hỏi và nhu cầu của độc giả:
* Độc giả muốn có nhiều thông tin trong tờ báo của họ.
* Độc giả muốn tin tức phải có liên quan và tập trung vào họ và cộng đồng quanh họ.
* Độc giả không muốn báo của họ phớt lờ những gì đang diễn ra ở nơi khác trong nước và trên thế giới.
* Độc giả không bị lừa phỉnh bởi những mánh lới quảng cáo hay cách trình bày bay bướm. Họ chỉ chấp nhận chúng khi nào chúng có vẻ liên quan đến bài viết, làm cho bài báo dễ “nuốt” hay làm cho thông tin dễ hiểu hơn. Nếu những mánh lới câu khách đó quá lộ liễu hay cách trình bày quá khác lạ, người đọc sẽ vứt bỏ chúng vì đã làm họ không được thoải mái khi đọc báo.
* Độc giả muốn những tin tức thiết thực và hữu ích để giúp họ hoàn thiện cuộc sống. Họ cần những mẹo vặt và những lời khuyên. Vì lối sống của độc giả thay đổi, các chủ bút phải tạo ra những tờ báo đi sâu vào đời sống.
Chỉ cần thay đổi từ ngữ một tí, danh sách những đòi hỏi và nhu cầu này cũng có thể áp dụng cho khán thính giả của phát thanh - truyền hình. Chính sự cạnh tranh ngày càng khốc liệt để tăng thời lượng phát sóng và lôi kéo sự chú ý của khán giả mà nghiệp vụ phát thanh - truyền hình cũng buộc phải không ngừng thay đổi cho phù hợp với nhu cầu không ngừng thay đổi của những đối tượng công chúng cũng không ngừng thay đổi. Hãy thử xem trong một khoảnh khắc có bao nhiêu là nguồn thông tin và giải trí đến với bạn. Đó là báo in, dĩ nhiên rồi. Đó là tạp chí và sách. Đó là hàng tá kênh truyền hình cáp. Và trên Internet, có biết bao trang web đan cài vào nhau trên khắp thế giới để ta khám phá.
Những người làm báo theo lối cũ là những người gác cửa thông tin, lựa chọn từ nhiều nguồn tin phức tạp, vứt bỏ nhiều và chỉ cho một số được xuất hiện trên trang báo và màn ảnh. Những nhà báo của thế kỷ 21 là những hoa tiêu lão luyện. Họ sẽ tiếp tục tổ chức và lý giải thông tin, nhưng công chúng của họ sẽ trông đợi và đòi hỏi nhiều hơn là những gì chỉ để cho vừa trang báo hay màn ảnh nhỏ. Người ta bị áp lực về mặt thời gian nên không thể lãng phí cho những thông tin không liên quan hay không hữu ích. Và khi họ cần biết nhiều hơn, họ phải được biết ngay lập tức. Thế là nhà báo phải rút tỉa từ nhiều nguồn tin, chẳng hạn như cơ sở dữ liệu trên máy tính và các nguồn tham khảo trên Internet cho công việc của họ, và chỉ đường dẫn lối cho độc giả và người xem cùng đồng hành.
Khi xem xét những nguồn tin rộng khắp hiện nay, bạn thấy nhà báo thời nay đang đứng ở vị trí của những thủy thủ 500 năm trước – đứng bên lề của những điều chưa biết. Cũng như những hoa tiêu thời ấy phải vạch ra đường đi để dẫn lối cho những ai ít phiêu lưu hơn, các nhà báo phải tìm hiểu về các xa lộ thông tin và những ngõ ngách thông tin, rồi dẫn độc giả đến các thông tin mà họ cần.
THE MISSOURI GROUP biên soạn

NHÀ BÁO HIỆN ĐẠI - Tin tức là gì



Tiêu chí mà các biên tập viên và phóng viên chuyên nghiệp dùng để xác định tin tức là gì có thể được tóm gọn lại như sau: Có liên quan, hữu ích, gây được sự quan tâm.
Những tiêu chí đó được áp dụng rộng rãi nhưng mỗi nhà báo hay mỗi cơ quan báo chí đều sử dụng chúng theo một bối cảnh đặc thù để nhấn mạnh ý nghĩa theo cách riêng. Cái bối cảnh ấy do chính công chúng tạo ra.
Hãy xét ví dụ sau:
Con số thống kê mới nhất cho thấy Hạt Boone là một trong những khu vực gia tăng dân số nhanh nhất của bang. Một diễn đàn công cộng vào tối thứ Ba sẽ cho bạn cơ hội được bày tỏ quan điểm về cách định hướng tình trạng gia tăng đó.
Diễn đàn này, buổi đầu tiên trong một loạt do Ủy ban Hạt bảo trợ, sẽ phát động một tiến trình “nhìn về tương lai” nhằm chia sẻ những quan điểm đối với tương lai của Hạt. Đó là ý tưởng của bà Ủy viên Hội đồng Karen Miller, người đã giải thích ý tưởng của mình như sau: “Chúng ta hoặc là để cho dân số gia tăng rồi sau đó mới có phản ứng, hoặc là nói lên quan điểm về một tương lai mong muốn cho Hạt của chúng ta và sau đó nỗ lực để đạt được điều đó”
Những quan chức khác của Hạt không tin ý tưởng này là cách sử dụng thời gian và tiền bạc thật khôn ngoan. “Tôi chưa từng nghe một ý kiến nào lập dị như vậy,” – Thư ký Hạt Biff Barner, người đối lập với Miller trong cuộc tái bầu cử nói mỉa – “Karen chắc là đi trước thời đại”.
Bị Miller thuyết phục, bất chấp những chỉ trích từ phía Barner và những người khác, Ủy ban đã thuê những nhà tư vấn để dẫn dắt các cuộc đối thoại với công chúng và sau đó sẽ tổng hợp những đề xuất liên quan đến chính sách dựa trên ý kiến của công dân. Những đề xuất này sẽ được Ủy ban thảo luận trong những diễn đàn sắp tới trước khi thực thi bất kỳ hành động nào.
Diễn đàn “nhìn về tương lai” đầu tiên sẽ diễn ra lúc 7 giờ chiều thứ Ba tại văn phòng Ủy ban ở Trung tâm hành chính Hạt.
Hãy xem xét giá trị của bài báo này đối với độc giả. Tính liên quan là hiển nhiên. Tương lai cho cộng đồng là việc cần phải làm. Công chúng được một cơ hội để góp phần định hướng tương lai đó. Bài báo này hữu ích bởi vì nó thảo luận những vấn đề quan trọng và bởi vì nó xuất hiện trước khi có những diễn đàn công khai. Loại bài báo này mang đến cho độc giả thông tin cần thiết và kịp thời để họ có thể tham gia vào quá trình quyết nghị nếu họ muốn. Bài báo gây được quan tâm nhờ sự liên quan và hữu ích của nó.
Bạn đang đọc một bài báo đăng trên báo in. Trên truyền hình, một bài viết như thế sẽ có ít chi tiết hơn, nhưng bạn sẽ nhìn thấy đoạn băng quay cảnh những nhân vật chính đang tranh luận. Còn ở báo trực tuyến, một bài báo như thế sẽ bao gồm cả chi tiết và đoạn phim – cộng thêm sự kết nối dễ dàng đến những bài báo liên quan và những tư liệu đằng sau vụ việc. Cách trình bày sẽ khác nhau ở mỗi loại hình, nhưng những giá trị của tin tức đã làm cho nó trở nên quan trọng và kỹ năng tường thuật sự việc cũng như những yêu cầu kể lại câu chuyện sẽ có sự giống nhau. Những chương sau sẽ giúp bạn học được những kỹ năng đó. Còn bây giờ, hãy xem xét những giá trị của tin tức ở tầm sâu hơn chút nữa, về những tiêu chí nhà báo dùng để xác định câu chuyện nào xứng đáng được thuật lại.
Sự liên quan, hữu ích và gây được quan tâm là những định hướng khái quát để thẩm định giá trị thông tin của bất kỳ sự kiện, vấn đề hay nhân vật nào. Cùng với những tiêu chí rõ ràng đó, nhà báo còn tìm kiếm những yếu tố đặc trưng hơn tiềm tàng trong mỗi câu chuyện. Quan trọng nhất là những yếu tố sau:
Tác động – Đây là một cách khác để đo mức độ liên quan và hữu ích. Có bao nhiêu người bị ảnh hưởng bởi một sự kiện hay một ý tưởng? Nó ảnh hưởng đến họ nghiêm trọng như thế nào?
Xung đột – Đây là một đề tài muôn thuở trong mọi câu chuyện, dù được thuật lại bởi báo chí, văn chương hay kịch nghệ. Những cuộc đấu tranh giữa người với người, giữa các quốc gia hay với sức mạnh thiên nhiên đều lôi cuốn người ta đọc. Xung đột chính là một yếu tố cơ bản của đời sống, các nhà báo phải tỉnh táo trước cám dỗ muốn làm cho câu chuyện tăng thêm kịch tính hoặc đơn giản hóa thái quá.
Mới lạ – Đây là một yếu tố khác phổ biến cả trong báo chí lẫn các loại hình khác. Con người hay sự kiện có thể gây được hấp dẫn và do đó có giá trị thông tin chỉ vì yếu tố đặc biệt hay kỳ quái.
Danh tiếng – Tên tuổi tạo nên tin tức. Tên tuổi càng lớn chừng nào thì bài báo càng quan trọng chừng đó. Những người dân thường luôn bị kích thích tò mò bởi việc làm của những người giàu có và nổi tiếng.
Gần gũi – Thông thường, người ta thích thú và quan tâm đến những gì diễn ra gần nơi họ ở. Khi họ đọc hay nghe một tin trong nước hay tin thế giới, họ thường muốn biết nó có liên can gì đến cộng đồng của chính họ.
Cấp thời – Tin đòi hỏi phải mới. Nếu tin thích đáng và hữu ích, nó hẳn phải đúng lúc. Ví dụ như khi viết về một vấn đề mà hội đồng thành phố phải đối mặt trước khi nó được quyết định thì sẽ có ích hơn là sau đấy. Những bài báo kịp thời cho người ta cơ hội được tham dự vào các vụ việc chung hơn là chỉ làm một khán giả.
Lưu ý rằng những yếu tố trên gợi ra hai điều quan trọng về tin. Thứ nhất, không phải mọi tin tức đều nghiêm túc, đều là chuyện sống chết. Nghề báo được miêu tả như “cuộc đối thoại của văn hóa với chính nó”. Cuộc đối thoại đó gắn kết thành nền văn hóa từ những chuyện kể về tội ác, chính trị cho tới các sự kiện trên thế giới, tất nhiên rồi; nhưng nó cũng bao gồm những câu chuyện của đời sống hằng ngày. Nó bao gồm cả những chuyện khôi hài và chuyện tầm phào. Tất cả những điều đó đều có thể là tin tức. Thứ hai, tin tức không chỉ là việc góp nhặt lại sự kiện. Thuật lại một tin thường cũng có nghĩa là kể lại một câu chuyện. Tính tường thuật, tính nhân văn, kịch tính của câu chuyện là nghệ thuật của báo chí. Để tập hợp những sự kiện trong bài viết của mình, nhà báo sử dụng nhiều kỹ thuật giống như những kỹ thuật mà nhà xã hội học, nhà khoa học chính trị và nhà sử học sử dụng. Để viết bài báo cho ai cũng hiểu được sự kiện trong đó, nhà báo thường sử dụng kỹ thuật của những người cầm bút khác như nhà văn hay nhà biên kịch.

THE MISSOURI GROUP biên soạn

NHÀ BÁO HIỆN ĐẠI - Nghề báo và nhà báo





Tin tức trong thế kỷ 21 không còn giống như trước. Ngay cả cách thu thập thông tin cũng khác. Chúng ta đang tham dự một cuộc họp lúc 10h sáng tại tòa soạn tờ Sarasota Herald-Tribune. Tổng biên tập Janet Weaver chủ trì cuộc họp.
Như hầu hết các buổi họp tòa soạn, cuộc họp này mang tính thân mật – các biên tập viên bỡn cợt hay chế nhạo việc làm của nhau khi họ thảo luận về những công việc nghiêm túc trong ngày. Khi ai đó đề cập đến một tin địa phương quan trọng, người quản trị website phụ trách báo điện tử yêu cầu được cung cấp những tài liệu thiết yếu sẽ được đưa đến với độc giả qua mạng chứ không được xuất bản trên báo in.
Cách đó vài bước trong phòng tòa soạn, phóng viên điều tra Tom Bayles không vui lắm. Anh sắp hoàn tất một dự án kéo dài nhiều năm – điều tra về một vấn đề nghiêm trọng ở Florida – tình trạng xâm thực bờ biển và những nỗ lực tốn kém để khắc phục. Công việc cho nhật báo của anh coi như xong, nhưng anh vẫn phải tổng hợp phần tư liệu bổ sung cho bài viết trên mạng. Tuy nhiên, vấn đề thật sự của anh là một chuyên mục truyền hình sẽ phát qua hệ thống truyền hình cáp của Herald-Tribune suốt ba ngày loạt bài này được đăng tải. Anh tiếc là đã bỏ lỡ hai ngày tập huấn về những kỹ năng truyền hình cơ bản mà tờ báo thường tổ chức cho khối nhân sự báo in. May sao, cứu tinh đã ở cạnh bên. Phòng tòa soạn của ban truyền hình nằm ở gian đối diện bàn làm việc của anh.
Trên đường ra khỏi phòng tòa soạn, chúng tôi gặp cô Jill Obrecht Barton, tốt nghiệp trường báo chí được hai năm và bây giờ đang phụ trách mảng giáo dục cho Herald-Tribune. Jill cảm thấy đã chuẩn bị tốt cho công việc mới, nhưng cũng nói thêm: “Nếu được làm lại từ đầu, tôi sẽ học môn Truyền hình Căn bản ở trường”.
Những gì chúng ta bắt gặp ở Sarasota chính là mô hình của một tòa soạn hội tụ (convergence newsroom) hay còn gọi “tòa soạn tích hợp”. Đó là nơi gặp gỡ của các loại hình truyền thông trong cùng một tòa soạn, thậm chí trong cùng một nhà báo, để tận dụng những sức mạnh khác nhau của cả báo in, báo hình lẫn báo mạng. Mô hình tòa soạn hội tụ đã làm thay đổi cách nhà báo tường thuật và cách độc giả tiếp nhận tin tức. Janet Weaver lý giải tầm quan trọng của sự hội tụ một cách đơn giản: chỉ báo in không thôi, Herald-Tribune đến tay 50% số người sống trong và ngoài Sarasota. Cộng thêm báo mạng và kênh truyền hình, và nó vươn ra đến 90%. Khát vọng của bà là đạt đến số lượng độc giả tối đa cho tờ báo của mình.
Dù làm báo bằng niềm đam mê hay chỉ vì lợi nhuận, những tòa soạn riêng rẽ và những tập đoàn truyền thông khổng lồ đang hội tụ lại với nhau. NBC và Microsoft, AOL và Time Warner (bản thân đã là sản phẩm của nhiều loại hình truyền thông sáp nhập thành) đang vượt qua những rào cản truyền thống để cung cấp thông tin trên cả báo in, truyền hình và báo trực tuyến. Những phóng viên mới vào nghề như Jill Barton hay những người kỳ cựu như Tom Bayles đều phải học cách làm tin mới và đối mặt với những sức ép mới trong việc truyền thông đa phương tiện. Nghề báo ở thế kỷ 21 buộc các nhà báo phải liên tục thay đổi chính mình.
Ngay cả bản thân tin tức cũng đang thay đổi. Báo chí, phát thanh và truyền hình – đôi khi làm việc cùng nhau – ngày càng trở thành những người tham gia lẫn người quan sát những vấn đề của công chúng. Phong trào có tên gọi “báo chí công dân” (civic journalism) hay “báo chí cộng đồng” (public journalism) ở Mỹ chính là để hưởng ứng quan điểm thừa nhận rằng báo chí và nền dân chủ phải kết hợp với nhau thì cả hai mới cùng tồn tại. “Những nhà báo công dân” tìm mọi cách để giúp đỡ cho nền dân chủ được thực thi hơn là chỉ đứng đằng sau và tường thuật những thất bại của nó. Không phải tất cả các nhà báo đều đồng tình với triết lý “báo chí công dân”, nhưng hầu như tất cả đều đồng ý rằng vai trò của nhà báo trong thế kỷ 21 sẽ còn tích cực hơn và thậm chí quan trọng hơn hiện nay.
Al Neuharth, người làm thay đổi diện mạo báo chí khi sáng lập tờ USA Today năm 1980, đã đưa ra một viễn cảnh về tin tức kiểu mới như sau: “Tôi tin tưởng và hy vọng rằng báo chí trong tương lai có thể và sẽ mang đến những thông tin hữu dụng – nhưng quan trọng hơn, chúng phải đáng tin cậy – và có chỗ đứng trong đời sống hằng ngày của mọi người, cho dù thông tin nằm ở trong phòng giám đốc hay trong quầy rượu, trong lớp học hay trên cánh cửa cái tủ lạnh”.
Khi được hỏi ông trông đợi tin tức sẽ được cung cấp như thế nào, Neuharth nói: “Tôi nghĩ tương lai của tin tức là ở trên cả báo in, trên truyền hình truyền thống và chắc chắn là trên báo trực tuyến. Đó là sự kết hợp của tất cả những điều nói trên”.
Dẫu có thay đổi, có những điều vẫn giữ như cũ. Thứ nhất là vai trò trung tâm của báo chí trong một xã hội dân chủ. Thứ hai là tầm quan trọng của tính chính xác và sự công bằng khi báo chí giữ vai trò đó. Thứ ba là bạn hay bất cứ ai sẽ trở thành nhà báo phải không ngừng đòi hỏi bản thân phải làm chủ được những kỹ năng cơ bản của việc tường thuật và viết báo – bất kể bạn sử dụng công cụ gì hay bạn đưa tin đến công chúng bằng phương tiện nào.

THE MISSOURI GROUP biên soạn