26/2/09

Giám đốc sáng tạo Việt


TT - Số lượng công ty quảng cáo ở TP.HCM không nhiều, nhu cầu nhân sự không chạy theo số đông nhưng giám đốc sáng tạo (creative director - CD) lại là một “mặt hàng VIP” khan hiếm.

Một số công ty săn đầu người thậm chí còn tin rằng số lượng CD Việt chuyên nghiệp có thể đếm trên đầu ngón tay.

Làm hay xong phải... quên

Cô bạn trẻ Thu Sương, CD Công ty Events, có thói quen rất “xấu” là thấy cái gì hay, mới, lạ cũng tìm đến “sờ mó”, sau đó rút chiếc máy ảnh “chộp” và cho vào máy tính xách tay.

Sương kể: “Hồi nhỏ tôi làm gì cũng bị má chê là hổng giống ai. Tôi luôn nhớ đến câu nói đó mỗi khi bắt đầu tư duy một sáng tạo mới: phải độc đáo, phải khác biệt”.

Như mọi CD khác, cô bạn này chú ý rất kỹ các chương trình quảng cáo, các sự kiện. Đi siêu thị, Sương âm thầm đứng một góc “quay phim” cái cách người ta “phê” khi thử nước hoa; đến quán ăn, cô “chụp hình” cảm giác thèm thuồng của thực khách đói bụng... Cô gái trẻ tâm sự: “Làm nghề này đầu óc cứ suy nghĩ miên man với những ý tưởng sao cho độc đáo, người cứ bay như ở... cõi trên”.

Ngay tại phòng làm việc đầy những vật dụng lạ mắt do chủ phòng sưu tầm hoặc thiết kế, Nguyễn Cao Đô (Hiền, CD của Công ty Clipper Indochine) thú thật “nhức đầu triền miên...” chỉ để đạt các chỉ số kinh doanh “nghiệt ngã” từ phía khách hàng. Ronald Wong (CD của Công ty 141 Worldwide) nói thẳng: “Chỉ khi khách hàng chấp nhận thì ý tưởng sáng tạo của mình mới được góp mặt vào thị trường”. “Vắt óc sáng tạo, giao người ta, người ta liếc qua, lắc đầu một cái là... tiêu” - Hiền cười như... mếu tâm sự.

Gần như CD nào cũng có ít nhất một lần “thất trận” do thiếu sự quan tâm đúng mức tới các yếu tố chính trị, lịch sử, văn hóa… CD M. kể một kỷ niệm nhớ đời: “Lần đó, mẩu quảng cáo của chúng tôi bị một số khán giả truyền hình ở Hà Nội phản ứng do nhân vật nữ hơi... ***y”. Một số CD đã bỏ nghề ngay lần thất bại đầu tiên.

CD Hiền bộc bạch: “Làm được cái gì hay xong phải... quên đi để không bị rập khuôn chính mình, và phải biết học từ những lần ngã ngựa của mình và đồng nghiệp”.

“Bơi” theo chuyên nghiệp

Các CD chuyên nghiệp hoạt động ở VN thường có tuổi đời trên dưới 40. Theo ông Trần Hoàng - giám đốc Vietnam Marcom chuyên đào tạo nhân lực ngành quảng cáo, họ đã phải hành nghề sáng tạo suốt 10-20 năm trong môi trường chuyên nghiệp mới “thấu hiểu những ngõ ngách của cuộc chơi sáng tạo phục vụ kinh doanh”.

Trên thực tế, nhiều CD đi lên từ hai chức danh cũng thuộc bộ phận sáng tạo là copywriter (viết lời quảng cáo) hoặc art director (giám đốc mỹ thuật). Ronald Wong cho biết anh từng cả chục năm là một chân thiết kế đồ họa (graphic designer).

Điều quan trọng nhất đối với một CD chuyên nghiệp là khả năng quản lý, đào tạo những đồng sự sáng tạo. Trong một số tình huống chính họ phải “xắn tay áo”, nhưng thường thì chỉ gợi ý và kiểm tra, hỗ trợ các đồng sự phát huy tiềm năng sáng tạo.

Theo các CD có kinh nghiệm, xây dựng được một êkip sáng tạo thật “ăn ý” là công việc cực kỳ khó khăn và mất nhiều thời gian, công sức. Có quá nhiều lý do có thể làm giảm sức sáng tạo của nhóm như tâm lý bất ổn, tệ bè phái, thói ích kỷ cá nhân... Hiền cho biết đã từng đấu tranh quyết liệt với một nhà quản lý để bảo vệ “đội hình lý tưởng”, “chỉ chú tâm lao động sáng tạo” của mình.

Lương của CD các công ty trong nước khoảng 1.000 USD/tháng, thấp hơn nhiều lần so với một CD làm việc tại các công ty quảng cáo đa quốc gia. Theo ông Trần Hoàng, trên thị trường nhân lực hiện nay CD Việt có kinh nghiệm nhiều năm trong môi trường chuyên nghiệp chỉ đếm trên đầu ngón tay.

Lý do? Quảng cáo là một ngành kinh tế tri thức, song chúng ta chưa có chính sách đúng mức trong hỗ trợ đào tạo; ngoài xã hội cũng chưa có sân chơi nào cho người làm sáng tạo trong ngành quảng cáo. Đó là chưa kể thị trường quảng cáo VN mới phát triển nên chưa thu hút sự quan tâm của giới trẻ.

Mặc dù vậy, một số CD Việt đã chủ động tìm đến các khóa đào tạo căn bản, nỗ lực học hỏi chuyên sâu từ quá trình hoạt động thực tiễn trong các êkip sáng tạo...

THÁI BÌNH

Bài này của Tuổi Trẻ

Bên dưới là ý kiến của Cộng đồng:

tieuthu12

@tieuthu12: CD o vietnam tui thay chua co dc cai danh gia' chuan xac nhu ben nuoc ngoai ,o nuoc ngoai 1 CD thuong dc rat trong dung vi kha nang ,tam quan sat cua ho voi khach hang va thi truong ,con o VN CD HAY GRAPHICDESIGN HAY PHOTOGRAPHER ở VN kha nang cua ho co cao cach may cung bi may thang dau tu o vn hay may thang chu vn đanh gia (quan trong la luong )là bèo nhèo như kít heo boi vay luc nao cung phat trien di cham hon nguoi ta khong kha noi la cho do

@tidenbz: Lam gi co nghanh dao tao Creative Director nhi? Neu vay chac co nghanh lam Thu? tu'o'/ng.
@Youkai: Design la art. Cai chinh la "art" duoc dat trong pha.m tru nao. Nhung nguoi lam design khong nhung nen hieu biet nhieu ve nghe thuat noi chung (nghe thuat kieu han la^m, vi nghe thuat), ma con phai co kien thuc xa hoi va cuoc song (nghe thuat vi nhan sinh). Dung ben canh 1 hoa si, 1 nha dieu khac, 1 designer khong he thua kem


@ shi2nqt: Bài viết đó còn rất sơ sài, chỉ thấy bề nổi chứ không thấy bề chìm. Chưa kể viết thông tin bị sai nhiều. Làm CD đâu có dễ như vậy, đi đào tạo vài lớp là lên CD

Sương là copywriter của Events chứ ko phải CD, mà hình như đã nghỉ làm ở Events rồi.
Ronald thì chắc lúc đó đang nhậu xỉn nơi mới phát biểu lung tung như thế

Ở VN bây giờ có nhiều CD tự phong, chẳng có kinh nghiệm, đào tạo gì cả. Ai đời có CD nào thất bại lần đầu đã bỏ cuộc!!! Đã làm lên tới CD thì chắc chắn thất bại không biết bao nhiêu lần rồi.

@ vizion

vizion: Đồng ý với shi2nqt: "Ở VN bây giờ có nhiều CD tự phong, chẳng có kinh nghiệm, đào tạo gì cả. Ai đời có CD nào thất bại lần đầu đã bỏ cuộc!!! Đã làm lên tới CD thì chắc chắn thất bại không biết bao nhiêu lần rồi."

Thất bại, thất bại lại làm lại không bao giờ bỏ cuộc đó mới là những người thành công



to YOUKAI : tui đang lam ve GRAPHIC DESIGN kinh nghiem thi dc. bèo bèo 2 nam roi(dù zì cũng hơn là bạn còn nằm trên ghế nhà truong ),con ban chi moi tren con duong hoc. van nen chua co kinh nghiem chua bi cai goi la "cung cach doi su cua nghe" ma nhat la cai nghe nay o VN chua va cham dc voi thuc te cong viec nen ban khong hieu dc dau thi xin dung co ma ha hong mac quai .Bai viet cua ban con chung to ban chi moi la 1 hoc trò
jqka

jqka: bài báo viết xạo bà cố.nghe là ko tin rồi.đúng là mấy ông nhà báo.
dù sao cũng thanks anh rồng đã post.

@ viettu

Không biết tieuthu trước khi " làm về graphic design" có từng ngồi qua chiếc ghế học trò đó và từng nghe những kiến thức đó chưa, vì tôi tin ngay tới 1 CD vẫn phải thừa nhận những kiến thức đó đúng, và chặt chẽ về lý luận. Là 1 designer, không biết bạn đã tiếp xúc với các CD Việt đầy tài năng và đuợc trọng dụng trong các công ty nước ngoài hoặc những công ty qc Việt Nam đầy tiềm lực? và biêt chiếc ghế học trò đó quan trọng đến thế nào trong sự nghiệp và kiến thúc của họ? Và " cái nghề này ở VN" non trẻ nhưng không hề bỏ quên tài năng và sức sáng tạo đích thực.
Qua những gì miêu tả về Thu Sương trên báo, thấy đó giống cung cách làm việc của 1 account service, 1 copywriter hơn 1 creative.
Làm qc cũng là nghệ thuật, và những người trong đó cũng là nghệ sỹ đáng tự hào.
To tieuthu12: là 1 designer, bạn nên chỉnh chu hơn trong từ ngữ ngôn luận và sắc bén hơn trong ý kiến thì mới thuyết phục đuợc hơn cái vốn kiinh nghiệm mà chỉ mình bạn biết. Thân
dinobrain: ở VN sáng tạo để quảng cáo thu hút khách rất khó..vì bị hạn chế nhiều lắm về văn hóa. cũng như mình có ý kiến hay về 1 quảng cáo nào đó có dính dáng đến ***y và bạo lực 1 chút thì VN kô chofép... chính ***y và những cái kỳ cục mới làm người ta chú ý mới chết chứ... như film quảng cáo con chó đực lụm xương về thấy chó cái đang hự hự hự với chó khác... VN cho chết liền... bên ngòai thì người ta chiếu tùm lum và khen hay...ai cũng nhớ hết trơn...

nếu vậy thì để được sáng tạo ở VN thì chỉ bám theo văn hóa... truyền thống... rồi những chuyện thông thường mà thôi... như vậy thì chán fèo...ai mà nhớ.
nếu CD mà thật sự thành công ở VN thì rất giỏi


nói thêm cái: như mấy mẫu quảng cáo trê nTV ở VN... toan những chuyện tầm thường... nào là anh Thắng kìa .... rồi nấu ăn là nghệ thuật , người nấu là nghệ shỹ ... cái đó xem thấy rất chán ... nhiều khi thấy hơi sến chút... mấy cái đó kô có đi sâu vào trí nhớ... quảng cáo nào mà làm cho người ta muốn trả lui film trên TV lại xem lần nữa mới good ...
VN nếu quảng cáo thành công thì chỉ dựa vào các câu nói hay... như: Whisper : nhẹ như tơ

nãy giờ ý nói là làm creative thật sự mà bị gò bó là kô được.

Thiên thời - địa lợi - nhân hòa thôi mà, quảng cáo sáng tạo phải hợp với văn hóa bản địa chứ
Còn thành công của quảng cáo nào phải nhìn vào kết quả và doanh thu của thuơng hiệu sau khi tung ra. Mình không thích, có thể công ty qc đó cũng không hoan toan vừa lòng, nhưng nó thỏa mãn và gần gũi với đối tượng khách hàng mục tiêu của sản phẩm đó, đó mới là cái chính mà qc nhắm vào. C2on 1 qc mà nói lên được cái văn hóa mà vẫn hay, vẫn lạ thì người ta vẫn nhớ và thích nó, thậm chí hơn cả những cái giật gân.

Quảng cáo hay communication bản chất đều là problem-solving, giống như việc phải giải một bài tóan, một vấn đề.
Chuyện văn hóa bản địa, hạn chế kiểm duyệt chung quy cũng chỉ là những bài toán hay những vấn đề mà người làm phải vượt qua.

Quảng cáo chỉ lấy ***/politic để gây chú ý là một quan niệm sai lầm. Có cả tỉ cách để gây chú ý, một quảng cáo không có hình, toàn chữ cũng có thể gây chú ý được. Phải tùy vào tầng lớp, đối tượng mà mẫu quảng cáo hướng đến. Làm quảng cáo đâu phải chỉ xoay quanh Whisper hay condom?

Không chỉ có VN mới kiểm duyệt, ở nước ngoài nếu bạn run một quảng cáo gây ảnh hướng xấu đến giới trẻ hay trẻ em thì cũng sẽ bị gỡ xuống thôi (có khác là đã chạy rồi mới bị gỡ bỏ), nhưng đường nào thì đó cũng là một quảng cáo thất bại.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét