8/10/08

Có một CLB thơ Haiku của TP Hồ Chí Minh

TS hóa học Vũ Tam Huề (phó chủ nhiệm CLB thơ Haiku) cho hay duyên cớ đưa ông đến
với thơ Haiku: "Tôi xúc động tìm thấy nhiều rung cảm và đồng điệu với
thể thơ cực ngắn, lời đẹp và tự nhiên như hơi thở, như khí trời và ánh
sáng này. Tôi cảm thấy được giải tỏa, được thư giãn, vơi bớt những
căng thẳng của cuộc sống xô bồ, đua chen, nhiều áp lực, mỗi khi đến
với những bài thơ có tính thiền nhưng lại dễ đi vào lòng người.


Ngày 24-6–2007, một CLB thơ Haiku Việt Nam đầu tiên được thành lập với
tại TPHCM. Kể từ đó, mỗi ngày, tại địa chỉ nhà GS Lưu Đức
Trung – chủ nhiệm CLB, ở 17B hẻm A1, Cống Quỳnh, Q.1 - TPHCM, vẫn nhận
được những lá thư của những người yêu Haiku từ khắp mọi nơi .



TS hóa học Vũ Tam Huề (phó chủ nhiệm CLB thơ Haiku) cho hay duyên cớ đưa ông đến
với thơ Haiku: "Tôi xúc động tìm thấy nhiều rung cảm và đồng điệu với
thể thơ cực ngắn, lời đẹp và tự nhiên như hơi thở, như khí trời và ánh
sáng này. Tôi cảm thấy được giải tỏa, được thư giãn, vơi bớt những
căng thẳng của cuộc sống xô bồ, đua chen, nhiều áp lực, mỗi khi đến
với những bài thơ có tính thiền nhưng lại dễ đi vào lòng người. Từ đó
tôi tập tành sáng tác và tôi gần như mê mẩn đến nỗi ngày đêm bất kể đi
đâu làm gì cũng cứ nghĩ đến thơ Haiku suốt một khoảng thời gian dài.
Kết quả là tôi cũng đã làm được khá nhiều bài thơ Haiku, đoạt giải ba
cuộc thi thơ Haiku do Lãnh sứ quán Nhật tổ chức vừa qua. Sắp tới đây
tôi sẽ xuất bản tập Khúc vô thanh..."



Có nhiều duyên cớ khác nữa, đưa các thành viên tìm đến với CLB. Có điều lạ: đa phần những người yêu
thơ Haiku lại có công việc hằng ngày chẳng ăn nhập gì với văn thơ. Có
người là nhà khoa học, doanh nhân, nhà báo, tu sĩ, sinh viên... nhưng
tất cả đều đến với thơ Haiku bằng một tình yêu mãnh liệt nhất, chân
thành và tự nguyện nhất. Nhưng có lẽ, người nặng nợ với Haiku hơn cả
là vị GS đã ở vào độ tuổi thất thập Lưu Đức Trung. Đến tuổi hưu, GS
dấn thân vào lãnh địa mà mình yêu thích nhất: Nghiên cứu, sáng tác và
thành lập CLB thơ Haiku. Người thì đã xuất bản cả tập thơ (GS Lưu Đức
Trung, Thiên Bảo...), người thì vừa gặt hái được giải thưởng tại cuộc
thi thơ Haiku vừa qua (TS Vũ Tam Huề), nhưng họ chỉ dám tự nhận mình
là một thi nhân - người có một hồn thơ, mà thôi! Họ không nhận mình là
một thi sĩ, mà mới chỉ là những người biết rung cảm, biết hòa hợp, tôn
trọng và yêu cái đẹp của thiên nhiên, của con người... chứ chưa có
được kỹ năng sử dụng ngôn từ như một nhà thơ.



GS Lưu Đức Trung, một lần ghé quán cóc uống trái dừa nước mát rượi, bỗng thấy yêu trái dừa,
vốn dĩ quá đỗi thân thuộc với người Việt Nam! Từ đó đem xúc cảm đầy
yêu thương, sáng tác bài thơ đầy tính thiền và ẩn ý:



Uống quả dừa / Hút đại dương / Vào vũ trụ.



Quả dừa sánh cùng hành tinh hình cầu, nước
dừa vì thế là đại dương, con người là một tiểu vũ trụ hút lấy đại
dương – một mối giao hòa giữa thiên nhiên với con người, quen thuộc
nhưng cũng đầy mới lạ! Lần khác, nhìn cây si bạn tặng từ thế kỷ trước,
ông sáng tác bài thơ:

Em tặng cây si / Rễ bám từ tim / Xuyên hai thế kỷ.



TS hóa học Vũ Tam Huề, một lần đến quán cà phê Điện Ảnh, bỗng nhớ
lại cái thuở hàn huyên cùng người bạn tri kỷ năm nào vẫn thường đến
quán này. Quán chẳng hề thay đổi khung cảnh, loại nhạc vẫn phục vụ
suốt gần 20 năm, trong khi người bạn cũ đã xa xôi tận nơi nào, ông xúc
động viết:



Tìm về quán cũ / Nghe bản nhạc xưa / Cố nhân ngàn trùng.


Đọc những bài thơ của các thi nhân Haiku Việt Nam trong CLB này, tôi
nhận ra một điều lạ: Hình như thơ Haiku Việt Nam thiếu hẳn cái chuẩn
mực buộc phải có quý ngữ (từ chỉ mùa xuân, hạ, thu, đông) như trong
thơ tiếng Nhật? Câu hỏi lập tức nhận được hồi đáp khá thuyết phục:
Tiếp thu không có nghĩa rập khuôn. Sở dĩ vậy là bởi ở Nhật Bản sự thay
đổi thời tiết, kéo theo sự thay đổi của vẻ đẹp thiên nhiên là quá rõ
rệt. Cảm nhận mùa của thi nhân và con người Nhật hoàn toàn gắn bó với
sự thay đổi ấy. Còn như ở ta, bốn mùa luân chuyển không để lại dấu vết
đáng kể, bởi vậy không nhất thiết phải tuân thủ sử dụng quý ngữ trong
thơ Haiku Việt.



THÀNH THUẬN

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét