8/10/08

Thơ Haiku- một nghệ thuật Thiền trong thơ

Những ai yêu thích thơ, chắc đã từng có lần được nghe đến thơ thể loại thơ Haiku_một trong những đặc trưng văn hóa nghệ thuật của Nhậ Bản.

Khác hẳn với các thể loại thơ khác, thơ Haiku mang một bản sắc riêng, đi theo một con đường riêng. Đó là dòng thơ của "khoảng khắc".
Người Nhật luôn coi trọng thơ Hailu như một dạng di sản văn hóa dân tộc. Hàng năm Nhật hoàng vẫn tổ chức khai hội Haiku đầu xuân.

Theo giới thiệu của bút danh Tú Hàn: "Chữ "hai" trong "haiku" là chữ "bài" Hán Việt có nghĩa là trình bày, diễn đạt; "bài ưu" trong tiếng Hán Việt nghĩa là "phường tuồng", và người Nhật đọc là "haiyu" dùng để chỉ các diễn viên kịch nghệ hay điện ảnh. Chữ "ku" là chữ "cú" Hán Việt, nghĩa là "câu nói/viết". "Haiku" như vậy có nghĩa là "câu nói/viết để trình bày, diễn đạt".

Haiku là một thể thơ có cấu trúc âm 5 - 7 - 5. Người Việt mình đọc chữ "haiku" ra "hai cú" (coup !) nghe như là "hai câu", nhưng thật tế là "ba cú" vì cấu trúc thơ đó thường là ba câu."


Theo giới thiệu của trang web Suối nguồn tâm tư, thơ Haiku được mô tả như sau:

"Thơ Haiku

Haiku là một thể thơ của Nhật, được truyền sang Trung Hoa rồi vào Vietnam. Hiện nay thể thơ này cũng đã du truyền sang các nước Tây Phương như Mỹ Pháp.
Hàng năm có những cuộc thi Haiku ở Nhật, số bài tham dự đến cả mấy chục ngàn, có khi cả trăm ngàn bàị
Về hình thức thì Haiku gồm 3 câu và 17 âm, không phải 17 chữ, chia làm 5,7,5.
Tiếng Nhật và hầu hết ngôn ngữ gốc latin-roman của TâY Phương đa âm nên nhiều khi 1 câu chỉ có 1 chữ hay hai . Thí dụ như "Sayonara" tính là 4 âm, "unforgettable" đã có thể là 1 câu rồi .


Riêng tiếng đơn âm như Hán, Việt hay Triều Tiên thì có thể dùng 17 chữ trong 3 câu, vì vậy diễn dạt được nhiều hơn. Nhưng tinh túy của Haiku không phải là để nói nhiều, mà để diễn dạt một thoáng suy tư, một khung cảnh cô đọng, một chút thiền.
Haiku không phải là một phim bộ dài dòng mà là một tấm ảnh chụp lấy một khoảng khắc, một trừu tượng, một tư duy, nên nhiều khi vài chữ cũng đủ. Cái hay và khó hay của Haiku là ở chỗ đó. Đọc một bài thơ Haiku hay như nghe một tiếng khánh cô đọng thật ngắn gọn nhưng ngân nga, để lại ấn tượng lâu trong tâm hồn người .

Haiku không có luật về âm điệu và vần. Kết hợp vào thơ Vietnam ta có thể cho câu cuối vần với 1 trong hai câu trên, nhưng không bắt buộc.

Về nội dung, Haiku chính tông đòi hỏi trong bài phải nói về một trong bốn mùa Xuân, Hạ, Thu, Đông. Không có nghĩa là phải nêu tên một mùa ra mà dùng biểu tượng cũng được, như tuyết, hoa đào, nắng ấm v.v.

Dù vậy quy luật này cũng không cần theo vì gò bó vào một khía cạnh quá. Trong văn học sử Nhật có thiền sư Basho là người để lại nhiều bài Haiku bát ngát hương Thiền. "

Cái đẹp của thơ Haiku là ở chỗ nó giản tiết tối đa các chi tíết thừa trong nghệ thuật cảm nhận. Đơn tiết, đơn âm, trống rỗng nhưng lại gợi mở và sâu lắng đến vô thường. Mỗi bài thơ Haiku là 1 tiếng nói như vang vọng từ một thế giới thoát trần, hư không nhưng hàm chứa một nội lực siêu nhiên vô cùng lớn.

Đọc thơ Haiku, người ta dễ dàng đưa mình về một thế giới thanh thản, vô lượng. Làm thơ Haiky còn kỳ diệu hơn! Bất cứ ai đã từng làm thơ Haiku đều thấm thía rằng: sau mỗi bài thơ họ tạo ra, tâm hồn dường như đã được ngộ, minh tĩnh và nhẹ nhõm lạ thường.

Nếu có khi nào bạn muốn nghi ngơi trên chặng đường mưu sinh mệt mỏi hãy thử làm một bài thơ Haiku xem sao. Biết đâu bạn lại tìm được một sự bình an, thư thái cho chính mình.

Chúc các bạn vạn sự an bình!


Xin giới thiệu với các bạn vài bài thơ Haiku mà chieuquan được biết:


"Trên đường đi,
Những lá tre chạm nhau rất khẽ.
Xa người thương,
Lòng tôi không nhẹ"


"Đến cả Chúa,
Người ta cũng còn hôn
Thế mà em bảo tôi
Em có chồng rồi,
Sờ vào em... có tội'


"Người chiết tự trong đêm
Chữ bình tâm loay hoay xếp mãi
Quên ngày mới vừa lên"


"Ngư ông không dụng mồi
Con Koi bạc chưa hề sứt mép
Chiều nay về cơm chay"

Fisher without bait
The silver Koí's lips unhurt
Vege dish tonight.

Xếp chân mong thiền tọa
Ruồi đậu bàn tay, vỗ bàn tay
Tâm tịnh mất khi nàỵ

Giá áo và túi phân
Vùng kinh điển đốt hoài chẳng hết
Về đi, tập đánh vần!


Chieuquan./.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét