13/9/08

Cơ chế tác động của quảng cáo

Mô hình SMCR là nền tảng của hoạt động truyền thông quảng cáo. Nó bắt đầu bằng nguồn phát ra thông điệp quảng cáo (S) là người quảng cáo với một mục tiêu cần đạt được. Chẳng hạn giới thiệu một sản phẩm mới.
Kế đến là đơn vị làm dịch vụ quảng cáo (M), người sẽ mã hoá thông điệp quảng cáo bằng hình ảnh, âm thanh, ngôn từ và nhân cách hoá sản phẩm ấy bằng cách tạo ra cho nó cá tính, đặc điểm.v.v. Chẳng hạn như mạnh mẽ, thời trang, bình dân và chỉ thuần tuý một tông màu xanh đỏ v.v.
Sau đó kết quả sáng tạo ấy sẽ được tung lên các kênh truyền thông có chọn lọc để chuyển đến người tiêu dùng. Chẳng hạn như TV, báo ngày hay đài phát thanh v.v.
Cuối cùng người tiêu dùng tiếp nhận và giải mã quảng cáo bằng cách cảm nhận những nội dung về ngôn từ, hình ảnh, âm thanh, màu sắc mà mẫu quảng cáo đó chuyển tải đến. Và từ đó hình thành nên nhận thức về thương hiệu, sản phẩm mà quảng cáo ấy truyền đến.
Nếu những gì mà người tiêu dùng cảm nhận được đúng như những gì mà người quảng cáo muốn thì coi như quảng cáo ấy thành công. Chẳng hạn như thương hiệu ấy là một thương hiệu cao cấp, kỹ thuật đáng tin cậy, công nghệ đột phá, là thời trang v.v.
Ngược lại, nếu những gì mà người tiêu dùng cảm nhận được lại hoàn toàn khác với những gì mà người quảng cáo mong muốn tạo nên thì lúc ấy người quảng cáo chỉ biết trông vào may rủi.
Còn nếu sau khi tiếp nhận quảng cáo ấy mà người tiêu dùng không cảm nhận gì đặc biệt, không nhớ gì hết thì như thế có thể nói hỏi tội agency về khả năng tay nghề của ông ta.
Cũng có khi qua thăm dò cho thấy đối tựơng tiếp nhận quảng cáo cảm nhận đúng như ý đồ người quảng cáo, nhưng không có chuyển biến trong hiệu quả kinh doanh. Trường hợp nầy thì có khi do mục tiêu quảng cáo đặt ra không phù hợp, không giải quyết đúng vào vấn đề then chốt của thị trường. Hay cũng có khi do sử dụng sai kênh truyền thông nên người tiếp nhận được quảng cáo lại không phải là đối tượng khách hàng mà sản phẩm ấy nhắm đến. Còn đối tượng khách hàng thực sự thì lại không có điều kiện tiếp nhận quảng cáo ấy.
Tệ hơn, có trường hợp người tiêu dùng sau khi tiếp nhận quảng cáo lại cảm nhận ngược lại với ý muốn của người quảng cáo do vậy quảng cáo ấy lại trở nên phản tác dụng. Trường hợp nầy là tai hoạ cho người quảng cáo, tiền mất tật mang.
Mchienluoc

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét