20/9/08

TAGORE – HIỆN THỰC VÀ HUYỀN ẢO

“Một ngọn thác trong veo trên núi không ích lợi bằng dòng nước giữa chợ đời” là ý nghĩ phát khởi cho sự ra đời của tập thơ “Chúa tể mặt trời” (Rabindranth Tagore). Cũng vì thực tế đáng sống và cần phụng sự ấy mà cuộc đời của Tagore đã đi từ tình yêu của cuộc sống đến kết thúc cũng bằng tình yêu cuộc sống trọn vẹn nghĩa dâng hiến. Nói về Tagore đã có vô vàn cách thể hiện, song cuối cùng đều quy kết, cuộc đời Tagore tỏa sáng ở cõi nhân gian này là một thánh sư, một người tình cuộc đời. Tagoer đến với cõi nhân gian này không chỉ để du ngoạn mà còn để làm vườn để trồng trọt cây đời làm nên hương sắc và cuối cùng, khi người ra đi đã tặng lại cho đời một vụ mùa bội thu: Những tinh hoa tư tưởng Ấn Độ tỏa sáng và những áng văn thơ vượt thời gian.
Trong khu vườn của người ta bắt gặp một nhà thơ mang vẻ đẹp thần thánh, thoát tục nhưng cũng đầy vẻ đời thường, yêu và sống tràn đầy. Điều đó tràn trên câu chữ bằng chất giọng khi thành kính khấn nguyện, khi tụng ca, khi dung dị mộc mạc, thân thiện, gần gủi. Các giá trị nhân bản dung hòa ấy chính là yếu tố làm nên chất thoát tục, phi thường đến kinh ngạc.
Tagoer có phải là nhà thơ sùng kính không? Và người tôn sùng đấng tối cao nào?
Trên đường đi tìm chúa của lòng mình, Tagore viết rằng:
“Trước khi tôi nhắm lại, và bảo rằng:
“Đây là chỗ của ngươi!”
Câu hỏi và tiếng kêu: “Đâu, đâu nào?”
Hòa trong những giọt lệ của hàng nghìn sông suối
Và chìm cả thế gian này
Trong dòng nước lũ
Của niềm tin vững chắc “Tôi đây!”

Trãi nghiệm hành trình tìm đến chúa, qua không gian và thời gian, qua vô số tinh cầu huyền ảo, những cuộc luyện tập phức tạp thì cuối cùng nhà thơ đã tìm ra chúa của lòng mình. Đó chính là nhà thơ! Là cuộc sống ở điện thờ gần gủi nhất trong cái ngã của chính mình. Chẳng phải tagore từng bảo: “Khi thượng đế sáng tạo ra tôi thì thượng đế đã biến thành tôi rồi” đó sao?! Thượng đế của Tagore là chúa lòng, chúa đời của mình.
Giọng điệu thơ mang đầy chất sùng kính, tôn giáo của Tagore bày tỏ lòng sùng kính vị chúa anh minh của mình nhưng vừa đồng thời bác bỏ tôn giáo một cách quyết liệt nhất. Nhà thơ bảo:
“Hãy mở mắt nhìn xem
Có chúa nào trước mặt ngươi đâu.
Chúa ở nơi
Người nông dân đang cày trên mảnh đất khô cằn
Và nơi người phu đường đang đập đá
… Hãy cởi bỏ chiếc áo khoát linh thiêng
Và như chúa hãy đi vào trong lòng đất bụi”
Với Tagore cuộc sống chính là chúa đời của ta và ta là chúa đời. Chúa ở trong ta khi ta thành tâm và hành động hồn nhiên bằng cả lòng tôn thờ về chúa đời. Đó chính là lúc chúa đang ngủ trong ta, chúa cùng ta vượt qua gian nan, đi vào trong đất bụi. Kinh phật có khái niệm “niết bàn” có phải là lúc này không khi con người toàn tâm toàn ý đem hết sức mình phụng sự cho cuộc sống, cho chúa đời đáng kính trong ta? Có hạnh phúc nào hơn khi ta được sống với đầy đủ ý nghĩa của nó, khi ta “đứng bên người, trong lao động giang lao” dẫu rằng “quần áo có bị rách bươm và hoen ố”. Chúa không phải là bức tượng bằng gỗ, bằng xi măng trong “xó tối đen hẻo lánh”, không thể nói với chúa được bằng những lời tụng niệm, bằng những vòng tràng hạt. Cháu của tagore là chúa đời, là của “những sợi dây sáng tạo” đang buộc chặt với chúng ta.
Tại đây ta không hình dung được chúa đời – huyền bí và không thể tưởng tượng được vóc dáng của vị chúa nhân từ và những thần thánh cao tăng bên chúa mà chúa hiện ra một cách vi diệu. Chúa ở trong chính cái tự ngã của ta giúp ta có ý chí, có sức sáng tạo và khi đó ta đạt đến ngộ. Chúa và đền thờ của chúa ở ngay trong cuộc sống hàng ngày, trong những hình ảnh lao động cụ thể và vì thế mà ta cũng trở nên hiện thực và cụ thể.
Chúa không có ở những đền thờ vắng vẻ cho nên việc thờ cúng những bức tượng vô hồn là điều thừa thải. Tagore kêu gọi mọi người từ bỏ nó, kéo con người từ nơi thờ phụng ra cuộc sống trần tục, kéo tín đồ ra khỏi nghi lễ, khỏi vòng dây tôn giáo.
Ví như một vườn hoa trái, ta đến cuộc đời này như đến với một khu vườn đầy hoa thơm trái ngọt lẫn không ít đắng cay và khổ nhọc để làm nên cuộc sống đời mình. Và ta với tư cách là một con người đến cõi nhân gian này không chỉ đề hưởng thụ những cái sẳn có mà để cống hiến bằng tình yêu của mình. Đối với cuộc sống ta như người làm vườn chăm bón và ca hát để sống trọng ý nghĩa đời sống cho đến cuối vụ mùa và ta thu họach trên chính cánh đồng ta một tình yêu cuộc sống tràn đầy. Chỉ có điều khác là ta đến, ở và đi một lần thôi cũng như mùa này đi qua cho mùa khác đến, nếu có ở lại mùa cũ thì cũng chỉ ở lại bằng tên gọi, bằng hương sắc ký ức về ta ở những người làm mùa tiếp theo sau nên ta cần phải sống thế nào cho xứng đáng với cái tên gọi ấy. Đó là cả một triết lý sống mà Tagore đã tận hiến cả đời mình, là phương châm và thực nghiệm vai trò một người làm vườn thật trọn vẹn. Nhà thơ viết:
“Nếu tôi cứ ngồi yên trên bờ bên cuộc đời
Chiêm ngưỡng cái chết và thế giới bên kia
Thì ai sẽ dệt giùm họ những lời ca say đắm…”Khi đang canh giữ cho hai người tình đang kiếm tìm nhau nơi vườn hoa tình ái. Ở đó, người canh giữ là kẻ nô bộc đam mê dâng hiến bằng trọn tấm lòng mình. Những hương thơm tình yêu của cuộc sống và hiến dâng cho nữ hoàng tình yêu của muôn người:
“Dù tóc tôi có đổi màu tro
Thì có gì đáng ngại
Tôi vẫn trẻ và vẫn già
Như người trẻ nhất và già nhất ở làng này”
Một tâm thế hiến dâng của người gửi thân cho chúa đời, luôn chiêm nghiệm về tôn giáo con người của mình về những triết lý tình yêu mà vẫn gọi đó là kinh điển của thánh Tagore. Thánh Tagore chiêm nghiệm về chúa đời, đi bằng nhiều triết lý và trái tim hiến dâng của vị thánh sư đến kết luận vô ưu. Dù ta trẻ hay già, dù ta bao nhiêu tuổi thì có gì đáng ngại. Có đi chăng là ta đã làm được gì, mất gì ở cuộc đời này. Cuối cùng, sự vô tư bằng tình yêu cuộc sống là tất cả dẫu ta già nhất, hay trẻ nhất. Với cuộc đời đừng quan tâm đến sướng hay khổ, giàu hay nghèo. Giữa chủ nghĩa khổ hạnh xem tình yêu là tội lỗi và chủ nghĩa hưởng lạc đều không có với Tagore. Tagore là tất cả những gì của hai điều đó, ở giữa và chịu ảnh hưởng đồng thời. Nếu cho là tội lỗi thì con người đâu ai bắt chước tổ tiên mà phạm tội làm gì. Còn nếu sung sướng ư? Tại sao con người cứ luôn phải than vãn khi đợi chờ, khi chia biệt. Với Tagore, tình yêu là thiên tính bất tử của con người và tình yêu là bất tử của những gì thanh sạch . Vốn bản chất của cuộc đời là sự hòa hợp, thống nhất của hai phía đối cực sung sướng và đau khổ; ràng buộc và tự do; cho đi và nhận về; hữu hạn và vô hạn;… Sự thống nhất này tồn tại vĩnh cửu mà con người vẫn mơ hồ gọi tên quy luật của cuộc đời, quy luật của vũ trụ,đó là sự thống nhất đồng thời và tự nguyện của hai phía đối cực, nếu chấp nhận và biết cách đón nhận thì phần nhiều sẽ thuộc về phía tích cực, về phía ánh sáng, hạnh phúc. Bởi khi ta biết được quy luật này thì dù ta tồn tại một lần thôi cũng là một lần mỹ mãn. Vì “hoa sen nở trong ánh mặt trời, rồi mất đi tất cả những gì nó có, nhưng chắc nó không muốn làm chiếc nụ trong sương mù vĩnh viễn của mùa đông. Con người thường ví von rằng “thà một phút huy hoàng còn hơn ngàn đời lụi tắt…” Thay vì không thể tìm thấy điều gì khi bạn ngẩng đầu lên, thì hãy nhìn xuống, đấng tối cao luôn đặt tình thương “nơi người cùng khổ, nơi “những kẻ cô đơn, giữa những kẻ thấp hèn nhất và bị hắt hủi nhất” Đó mới là vị chúa đáng tôn thờ và ta hãy cũng từ đấy mà thờ phụng cuộc sống. Sống hết lòng vì nó, làm cho mình có nhiều thời gian ở cõi “niết bàn” hơn mới là kính chúa. Kính chúa là tôn thờ con người, nâng niu con người và con người là vỹ đại nhất chứ không có đấng tối cao nào khác. Yêu con người nhất là người cùng khổ là lúc ta đang khâm phục, giác ngộ rồi vậy.
Với tôn giáo con người, Tagore là ông thánh sùng kính được thể hiện bằng sức sống ở mỗi sinh linh, con người trong cuộc sống, là chất sống vỹ đại, là tình yêu bao la và một cuộc sống đẹp. Tôn giáo con người ở Tagore bao hàm thiên nhiên, ánh sáng, sắc màu, gió, nước… và kinh điển tôn giáo này chính là thơ, thơ ca ngợi cuộc sống, ca ngợi tình yêu cuộc sống. Đó là những phạm trù tôn giáo riêng biệt ở Tagore đầy huyền bí nhưng lại rất hiện thực, rất cụ thể. Giữa dôi bờ hiện thực và huyền bí này như hai bờ của một dòng sông mà Tagore chính là dòng sông, là chúa đời, là cuộc sống và cuộc sống cũng chính là dòng sông ấy.
Yêu cuộc sống và trọn đời hiến dâng cho cuộc sống Tagore mang tình yêu cuộc sống của mình như cốc nước đầy dâng tặng cho nhân gian một nguồn sống vĩnh cữu mà Tagore được đón nhận từ ân sũng của chúa đời qua đôi tay bé nhỏ của mình.
Tín đồ sùng kính Tagore luôn hướng về chúa đời bằng trái tim ngập tràn vui sướng do chúa đời sáng tạo. Trái tim mang tình yêu ánh sáng thiên nhiên, thứ ánh sáng tràn đầy cõi thế do chúa đời ban tặng như đang “hôn lên mắt” mát mẽ tấm lòng “nhảy múa nơi trung tâm cuộc sống”, “ngân lên điệu nhạc” của tình yêu và “gió lồng lên hoang dại, tiếng cười lướt qua trên mặt đất” và cõi nhân gian đang chìm trong “đại dương ánh sáng”. Qua trái tim Tagore, chất sống vỹ đại được nối kết khắn khít làm nên cuộc sống và tình yêu của con người. Đấy cũng từ bàn tay chúa đời sáng tạo ra và chính cuộc sống của ta đã đã sáng tạo ra tình yêu đó. Ở đây vũ trụ và con người, con người và vũ trụ được nối với nhau bằng mối tương quan đồng điệu của tình yêu. Từ ta mà cuộc sống thiên nhiên trở nên đẹp đẽ đáng yêu nhưng cảm nhận cái đẹp đẽ, đáng yêu đó chính là thiên nhiên mang lại, là chúa đời ban cho. Đại ngã và tiểu ngã đã hòa lại làm một tạo nên cuộc sống vô cùng.
Tình yêu cuộc sống mang đầy chất huyền bí của tôn giáo và lòng sùng kính chúa đời vô cùng hiện thực luôn soi sáng trong trái tim dâng hiến của Tagore. Đeo đuổi thế giới tâm linh không biến tâm hồn Tagore trở nên cuồng tín, siêu hình mà tình yêu ấy dẫn dắt nhà thơ tiến đến việc hành động mãnh liệt, thiết tha hơn, biến Tagore trở nên con người của hành động làm nên ý thức sống tràn đầy, dâng hiến mãnh liệt hơn. Yêu cuộc sống, yêu con người bằng lòng sùng kính chúa đờinhư thế nên hầu như Tagore không hề quan tâm đến nỗi buồn, sự biệt ly, chết chóc. Tagore từng bảo, là thi nhân thì không nên trầm ngâm về sống chết mà phải là người tình say đắm với cuộc đời. Ông thiết tha “Tôi vẫn hằng trẻ như những người trẻ nhất, hoặc vẫn già như những người già” Cho nên quan niệm về sống, chết với Tagore là lẽ đương nhiên. Điều quan trọng hơn phải là “Ngày tử thần đến gõ cửa nhà ngươi, ngươi có gì để hiến…” Đó chính là điều mà cả cuộc đời Tagore phấn đấu. Quan niệm về cuộc đời hiến dâng thể hiện rõ rệt nhất chính là điểm này. Bởi với ông chết sống không phải là điều quan trọng. Cuộc đời là vụ mùa mà đến hồi thu hoạch ta phải thu hoạch, đến hồi kết thúc thì ta phải kết thúc, là tất cả những gì mà ta đã làm để dâng lên chúa đời, dâng lên con người, dâng lên cuộc sống. Và cuộc đời của chính Tagore, hiển hiện đầy ý vị “đã vui chơi trong lâu đài muôn hình sắc này”. Để đến hồi kết thúc chẳng gì khác hơn việc ta bơi trong sang bờ bên kia của con sông đời ta. Cũng như việc khi ta đã uống xong bầu vú này thì tiếp tục uống thêm bầu vú kia của mẹ. Mẹ chính là cuộc đời. Khi ta đi vào cõi chết cũng như khi ta bắt đầu một hành trình mới hoặc là ta sẽ đến một “cổng lớn của cung điện nào đấy”!

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét