2/9/08

Triển vọng của truyền thông Việt Nam

Tags: World Cup, Truyền thông Việt Nam, đài truyền hình, quyền truyền hình, về bản quyền, trong tương lai, chúng ta, của truyền, triển vọng, phát triển, sản phẩm, tạo ra, bộ, động

Trien vong cua truyen thong Viet Nam
Sẽ xuất hiện những công ty chuyên làm sản phẩm truyền hình, các đài TH chỉ là nơi phân phối sản phẩm?

Chuyện về bản quyền truyền hình World Cup 2006 đang sôi nổi, nhưng có lẽ đấy chỉ là một phần của toàn bộ vấn đề: Bộ mặt của truyền thông trong tương lai, với nhiều thay đổi.

Các hình thức truyền thông luôn thay đổi và ngày càng tiến bộ, nhưng có lẽ chưa bao giờ có sự thay đổi với tốc độ vũ bão và kéo theo những hệ quả lớn lao như những năm gần đây. Chuyện bản quyền truyền hình World Cup vừa qua cũng nên được nhìn nhận trong đặc điểm chung đó.

Những thay đổi trong hệ thống truyền thông có nhiều nguyên nhân. Về mặt kỹ thuật, sự phát triển về công nghệ thông tin và về đường truyền đã tạo ra nhiều khả năng lớn lao mà trước đây rất khó hình dung.

Về mặt nhu cầu, sự bùng nổ thông tin trong một xã hội ngày càng tiến bộ, ở một thế giới trong quá trình toàn cầu hoá đã khiến cho các ấn phẩm truyền thông đạt tới sự tiêu thụ không ngờ. Cuối cùng, về sự quản lý nhà nước, chúng ta cũng chủ động hướng tới một xã hội dân chủ với những thông tin đa dạng, với những tiếng nói không chỉ một chiều như trước.

Trước đây, đã mấy ai được sử dụng điện thoại? Nay thì điện thoại cố định đã đành, mà còn biết bao nhiêu loại, bao nhiêu dạng di động khác. Rồi một dạng truyền thông khác đã phủ kín toàn xã hội: Internet. Phát triển nhanh tới mức gây ra sự lúng túng cho quản lý.

Chưa kịp thích nghi, thì đã có dịch vụ ADSL, vừa tốc độ cao, vừa tích hợp Internet với điện thoại trên cùng đường dây. Bây giờ thế giới lại nói tới VDSL (và có lẽ sẽ rất sớm có ở Việt Nam ), khi có 3 dịch vụ được tích hợp: Điện thoại, mạng Internet và truyền hình.

Một dạng truyền hình mới với chất lượng khác hẳn. Cũng chẳng có gì ghê gớm, vì ta đã có truyền hình Internet từ lâu rồi cơ mà.

Bán sản phẩm cho nhà đài?

Trong hệ thống truyền thông đa phương tiện, truyền hình giữ một vị trí rất quan trọng và có sức lay động lớn, độ phổ cập cao. Chúng ta vốn quen với các đài truyền hình nhà nước, rồi các đài truyền hình địa phương (cũng là nhà nước ở quy mô nhỏ hơn ). Sau đấy, chúng ta làm quen với hệ thống dày đặc các đài truyền hình của nước ngoài. Khởi đầu là thể thao và văn nghệ, sau rồi là phim ảnh và tin tức.

Lúc đầu chỉ cần hình, sau rồi có nhiều người biết tiếng Anh. Cuối cùng thì có nhiều đài ""dịch"" ra tiếng Việt cho nhân dân cùng xem. Mua một hệ SCTV, HTVC hay DTH hoặc VTC hiện nay, có thể thu được 50- 60 kênh truyền hình phong phú như thế.

Thế cho nên, có lẽ trong tương lai chúng ta sẽ không chỉ có nhiều đài truyền hình hơn, mà còn có nhiều loại đài hơn và thậm chí cả nhiều loại hình tổ chức tham gia vào truyền hình hơn. Chẳng hạn, sẽ có những công ty không có đài truyền hình, nhưng chuyên sản xuất chương trình để bán cho các nhà đài, như các đoạn quảng cáo hiện nay mà chúng ta đang xem - hoàn toàn không do hệ thống TV sản xuất.

Cũng có thể xuất hiện những công ty chỉ chăm lo đảm trách các dịch vụ kỹ thuật cho truyền hình, chẳng hạn dịch vụ đường truyền hay dịch vụ phóng sự. Như thế, không phải tất cả sẽ chỉ nằm trong tay một nhà đài, mà sẽ có sự phân bố khác đi trong toàn xã hội. Và sẽ chẳng có gì là lạ, nếu khởi đầu từ thương vụ bản quyền World Cup hôm nay, sau này sẽ có FPT-TV chẳng hạn, vì cái tên FPT Media có thể gợi nên nhiều suy nghĩ lắm.

Như thế, chúng ta sẽ có một nền truyền thông khác với hôm nay, trong đó hệ thống truyền hình cũng sẽ khác với hôm nay. Đó là một xu hướng tất yếu phù hợp với quy luật khách quan, tuân theo sự chỉ đạo của nhà nước và đáp ứng nhu cầu phát triển của xã hội.

Chúng ta phải chuẩn bị kỹ để đón nhận những đổi thay đó một cách chủ động và không ngỡ ngàng, về nhận thức, về quy định, về quản lý, về đào tạo cán bộ, về tổ chức... Hiện nay, chưa phát triển bao nhiêu, nhưng hiện tượng thiếu cán bộ đã nhìn thấy rõ. Cho nên mới có chuyện chuyển từ đài nọ về đài kia, báo nọ về báo kia rầm rộ như hiện nay.

Sự lưu chuyển đó có cái hay khi tạo ra ""động"" để thúc đẩy ""tĩnh"", nhưng rõ ràng thể hiện sự không chủ động trong khâu đào tạo nguồn nhân lực. Đến lúc ấy thì việc mua bản quyền truyền hình World Cup cũng sẽ được nhìn nhận khác đi.

Bản quyền: còn lơ là!

Bản quyền là một khái niệm rất then chốt trong xã hội hiện nay. Chúng ta đã nghe và làm khá nhiều trong lĩnh vực này, liên quan đến quyền sở hữu trí tuệ. Trong phạm vi truyền thông cũng thế thôi: Ai cũng biết tiền bán bản quyền truyền hình là nguồn thu quan trọng nhất trong các giải vô địch quốc gia ở tất cả các nước tiên tiến.

Tuy nhiên, không chỉ trên truyền hình, mà phải nói thật là trên nhiều phương tiện truyền thông khác chúng ta cũng chưa chú ý đến tiêu chí bản quyền một cách đúng mức. Cho nên, việc thay đổi nhận thức và hành động để làm việc theo tiêu chí bản quyền là điều hợp lẽ.

Trong thực tế, ở nước ta, vấn đề bản quyền như một chồi non mới nhú, cho nên phải vừa cương quyết định hướng, lại vừa kiên trì uốn nắn. Giá bản quyền ở những nước như Việt Nam có lẽ cũng chưa thể cao như ở nhiều nước khác, vì đơn giản vai trò bản quyền chưa thật cao giá đến thế. Và mặt khác, không nên dùng ""bản quyền"" như một chiêu bài để đe doạ hay bắt bí, mà trước hết trên cơ sở tuyên truyền kết hợp giáo dục, mở rộng cửa cho nhiều người cùng tham gia cơ chế bản quyền. Chỉ có như vậy, mới đem lại lợi ích thiết thực cho xã hội.

Trien vong cua truyen thong Viet Nam

Bản quyền sẽ tạo động lực cho người sản xuất đi tới sản phẩm có chất lượng cao hơn chứ không phải dùng để bắt bí nhau.

Bản quyền là tiến bộ, là công bằng. Chính bản quyền sẽ tạo ra động lực cho người sản xuất đi tới những sản phẩm có chất lượng cao hơn. Lúc đó, thực ra anh chỉ còn hai con đường: Một là mua của người ta, và hai là tự làm ra cái tốt hơn của người ta, có sức hút trên thị trường lớn hơn người ta.

Bản quyền tạo ra thách thức và khuyến khích sự vươn tới. Sẽ không còn kiểu làm ăn bá đạo hay chụp giật, cái mà chúng ta phải chống đỡ hết sức vất vả, nhất là ở các nước đang vươn mình, đang phát triển. Làm việc với ý thức đầy đủ về bản quyền sẽ tạo ra sự lành mạnh.

Bản quyền thì phải mua. Đã mua bán thì có chuyện lỗ lãi, mạo hiểm, cạnh tranh... Nhưng, như các cụ nhà ta vẫn bảo, ""buôn có bạn, bán có phường"". Ra giá thì phải nhìn chung quanh, lãi thế nào cũng phải định cho vừa phải. Các nhà đài truyền hình Việt Nam và các cơ quan cùng khát vọng cũng phải cùng nhau hoạch định một chiến lược bản quyền thế nào cho phù hợp, để đỡ tốn tiền mà vẫn thực thi được luật.

Còn xuất kỳ bất ý‎ ra một chiêu kinh thiên động địa thì có thể thắng một lần, nhưng rồi những ""bạn buôn” và ""phường bán"" của mình ra sao chẳng lẽ lại không nghĩ đến? Rồi đằng sau đó là khách hàng chung cho cả mọi nhà?

Theo Vietnamnet


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét