28/11/08

Bằng MBA - giá trị ảo!

Trần Phương Minh- BWP
Tuần trước, James M. Citrin - chuyên gia kinh tế hàng đầu của Mỹ đã có một ngày làm việc với các sinh viên của trường Đại học Harvard để tranh luận với các cử nhân tương lai về khả năng lãnh đạo của một giám đốc đồng thời chỉ ra cho họ thấy thế nào là một sự nghiệp thành công. James M. Citrin đã lật lại câu hỏi của các thế hệ đi trước: "Giá trị đích thực của tấm bằng MBA (Thạc sỹ quản trị kinh doanh) là gì?"



Để trả lời cho câu hỏi đó, James M. Citrin cùng đồng nghiệp Rick Smith đã gửi câu hỏi cho hơn 1.700 cựu giám đốc điều hành của các công ty lớn trên toàn nước Mỹ. Và kết quả thật đáng ngạc nhiên: Trong số những doanh nhân thành đạt có đến 25% không có bằng MBA song những con người này luôn cảm thấy hài lòng với sự nghiệp của mình. Bên cạnh đó, 30% số người có bằng MBA đều cho rằng giá trị của tấm bằng MBA là không rõ ràng.

Lâu nay, phần lớn mọi người đều đồng ý rằng, mảnh bằng MBA đem lại người ta nhiều cơ hội sắc bén khi gõ cửa nhà tuyển dụng, MBA là công cụ quyết định sự thăng tiến trong sự nghiệp. Tuy nhiên, đó chỉ mới là mặt trái của tấm huân chương. Những nghiên cứu của James M.Citrin lại cho ta thấy rằng hình như mọi thứ có vẻ ngược lại. Trên thực tế, để có một sự nghiệp tàhnh đạt, người ta phải hy sinh một cái gì đó.

Một câu hỏi mà James M. Citrin đặt ra là "Những người sở hữu bằng MBA có thấy hài lòng với sự nghiệp, lối sống...?" Kết quả thăm dò cho thấy câu trả lời là "không". Phần lớn những người có tấm bằng MBA đều không thỏa mãn với sự nghiệp, bởi lúc nào họ cũng so sánh bản thân với những người khác cùng địa vị trong công ty, bạn đồng nghiệp hay các đối tác kinh doanh. Theo James, khi có tấm bằng MBA trogn tay, Bạn sẽ không tránh khỏi sức ép rất lớn phải có tài cũng như năng lực làm việc xứng đáng với tấm bằng đó.

Một sinh viên kinh tế nói đùa: "Trước kia tôi chỉ có thể al2m việc 40 giờ một tuần và kiếm được 40.000 USD. Bây giờ tôi có thể làm việc 60 giờ một tuần ở vị trí giám đốc tiếp thị và kiếm được 60.000 USD... Tôi cũng có thể kiếm được 150.000 USD khi là một nhân viên nàh băng và cuối cùng tôi sẽ ở trong ... bệnh viện!" Đúng vậy, áp lực công việc đối với người có bằng MBA là rất lớn, họ luôn muốn mình thành đạt, họ làm việc không biết mệt mỏi để bằng người khác, nhưng cái giá phải trả khá đắt. Họ luôn bị stress, thường xuyên phải gặp bác sỹ tâm lý, các khoản tiền điều trị ngày một tăng. Không ai có thể có một cuộc sống thoải mái. Có thể rất dễ hiểu khi một giáo sư ở một thị trấn nhỏ có thể cảm thấy giàu có với mức lương 60.000 USD, trong khi đó, một nhà kinh doanh ngân hàng ở New York chỉ cảm thấy vừa lòng khi mức lương là 600.000USD.

Nhìn một cách tổng thể, ta có thể thấy giá trị đích thực của tấm bằng MBA là rất ... mờ ảo. Rất nhiều sinh viên cho rằng, càng sớm kiếm được tấm bằng MBA, người ta càng có nhiều khả năng kiếm việc và con đường dẫn đến sự tàhnh công sẽ ngắn hơn. Ở trường đại học, các sinh viên luôn được vẽ ra một viễn cảnh nghề nghiệp không giới hạn "Với một tấm bằng MBA, Bạn sẽ trở tàhnh một chuyên viên ngân hàng, một trợ lý giám đốc, một giám đốc chi nhánh... và Bạn có thể tiến gần đến sự nghiệp mà Bạn từng mơ ước". Tuy nhiên, trong thực tế, viễn cảnh nghề nghiệp bao giờ cũng là một khái niệm có tính tương đối. Vị trí giám đốc trong một tập đoàn lớn không phải dựa vào việc Bạn có bằng MBA hay không. Mọi thăng tiến của Bạn hoàn toàn được xét đến dựa trên năng lực làm việc thực tế của Bạn.

Theo James M.Citrin, mỗi con người chỉ có một con đường duy nhất đi đến sự thành đạt. Khi Bạn có sự nghiệp chưa chắc Bạn đã hài lòng với cuộc sống của Bạn. Bạn kiếm được nhiều tiền nhưng sẽ phải chi không ít cho việc chữa bệnh. Nhiều khi Bạn không thể dùng tiền mà mua được sự thoải mái về tinh thần. James M.Citrin cho rằng, tấm bằng MBA không phải dành cho mọi người, viễn cảnh đi đến thành công nhanh chóng khí có mảnh bằng MBA là không thực tế.

MBA là một sự đầu tư không nhỏ mà phần lớn những ai khi có nó trong tay sẽ phải trả giá trong tương lai.


Dịch từ Business 2.0

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét