28/11/08

Mỹ từ đen: Khám phá ma lực của ngôn từ (Phần Hai)

Kaestern Bredemeier; Thái Hồng Sơn dịch

Giống như một thứ ma thuật đen hay PR đen, mỹ từ đen là sự vận dụng tất cả các phương tiện và biện pháp mỹ từ trong đàm phán hoặc phát biểu để xoay chuyển câu chuyện theo ý mình và đưa người phản biện hoặc người nghe đến với kết luận bạn mong muốn, phân biệt trong bối cảnh nào và với vấn đề nào thì các lập luận của bạn trở nên vô nghĩa hoặc có ý nghĩa quyết định; gỡ bỏ mâu thuẫn và đem lại “sợi chỉ đỏ” xuyên suốt mỗi câu chuyện; biến suy nghĩ và hành vi tiêu cực của người đối thoại thành tích cực và mang tính xây dựng; giúp bạn gỡ rối các tình huống khó xử một cách linh hoạt và lịch lãm; giúp bạn giữ được bình tĩnh và tự tin trong những cuộc tranh cãi nảy lửa.

Mỹ từ học

Mỹ từ học (rhetoric) là khoa học về sự ứng dụng hiệu quả các thành tố ngôn ngữ (gồm từ và câu) trong giao tiếp công cộng, chứ không phải trong các đoạn độc thoại nội tâm. Nó cũng mô tả các phương cách kỹ năng cho phép đạt được quyết định tập thể có lợi cho mình, hoặc đơn giản là hạ gục đối thủ. Thuật ngữ “kỹ năng” hàm ý nói về nghệ thuật và khoa học giao tiếp, cũng như về các Kỹ năng thực tiễn – về sự hiểu biết, tài nghệ nhất định, về các khả năng của người sử dụng nó, về “các phương thức, mánh lới khôn ngoan hay các thâm ý”, bởi chính những ý nghĩa bình đẳng đó của từ “kỹ năng” được nêu trong Từ điển từ nguyên.

Phép biện chứng

Phép biện chứng, dịch sát nghĩa là “sự tương phản bên trong”, chỉ khả năng dẫn dắt cuộc đối thoại và thuyết phục người cùng tranh luận về cái đúng của mình. Đó là nghệ thuật thuyết phục và đi cùng với nó là sự sẵn sàng giải quyết các vấn đề qua giao tiếp, khi mà sự đồng thuận đạt được trong quá trình cùng nhận thức. Quan trọng ở đây là trình bày tư duy chính xác, biến đổi đúng thành các từ, và thuyết phục người nghe hoặc những người cùng đối thoại cụ thể bằng ngôn ngữ có hướng tới địa chỉ cụ thể, mong đạt được từ góc độ quan hệ đối tác sự đồng ý và hiểu biết lẫn nhau.

Tài tranh luận

Tài tranh luận (eristic) được coi là trường đại học nghệ thuật, đó là kỹ năng và phương pháp dẫn dắt cuộc tranh cãi. Thường thì từ này còn hàm chứa không chỉ sự nắm vững các phương pháp đặc biệt, mà cả khả năng đưa ra luận chứng không thể phủ nhận, cho phép giành chiến thắng nguyên tắc trong tranh cãi.

Nghệ thuật lập luận tinh tế (Rabulistica)

Nghệ thuật lập luận tinh tế (Rabulistica) cho phép nêu ra đề tài đang tranh luận hoặc trình tự của các ý tưởng nào đó theo quan điểm cần thiết, không phải lúc nào cũng phù hợp với thực tế.

Mỹ từ đen

Mỹ từ đen là sự vận dụng tất cả các thủ pháp rabulistica, tài tranh luận, biện chứng và mỹ từ để hướng cuộc nói chuyện theo sự mong đợi và dẫn dắt đối thủ hoặc công chúng tới cái kết mà họ mong đợi. Ma lực của các phương tiện ngôn ngữ nằm chính trong khả năng lập luận và tranh luận, nhấn mạnh, tuyên truyền và dẫn dắt cuộc tranh cãi theo cách mà người nói luôn giành thế thượng phong, theo như cách diễn giải của nhà triết học người Đức Arthur Schopenhauer (1788-1860) là “per fas et nefas” – vận dụng tất cả sự thật và phi sự thật. Mỹ từ đen là phương tiện phù phép và mị dân khiến đối thủ tin vào bất kỳ quan điểm nào. Đó là “sự sơ ý có dụng ý”, kiểu như khái niệm “Wu Wei” trong đạo Lão của Trung Quốc (chỉ bất hành động- ND). Nó cho phép giải quyết các mâu thuẫn, tạo cơ sở cho sự hiểu biết lẫn nhau, tranh luận có mục đích rõ rệt với bất kỳ người đối thoại nào - thậm chí với cả đối thủ khó tìm tiếng nói chung nhất. Nó chuyển tải ý nghĩ của chúng ta thành từ ngữ một cách dễ dàng và lịch lãm, không khác gì các thiên sứ thời hiện đại với sức thuyết phục và tài khiến người ta thay đổi quan điểm - những thứ làm nên sự hùng mạnh của ngôn ngữ chúng ta, hay những con bồ câu hòa bình xơ xác bị vặt sạch lông trong thời đại của sự nhân nhượng ngôn từ. Với sự đơn giản đó, dù là nói về những đề tài không hề quan trọng, mỹ từ đen cũng kiên nhẫn khỏa lấp tất cả mọi điều mâu thuẫn ngược đời nhất hàm chứa trong các phát biểu có vẻ đã được lập luận rất kín kẽ của chúng ta, hay xóa nhòa những sự vụng về do phát âm không rõ, cường điệu hài hước, giễu cợt đôi chút trước xu hướng thích mô tả bản thân, vốn dao động giữa sự õng ẹo và đạo đức giả đầy khiêu khích; khéo léo ngăn chặn bất kỳ mưu toan hành động nào và nhiều khi chính là thanh gươm sắc bén của những ai không có vũ khí nào khác, hay muốn che giấu tình thế của sự việc đang có xu hướng bất lợi cho bản thân.

Mỹ từ đen là một thứ ma túy mà chúng ta sử dụng để tự kích thích và bồi thêm vào những vết thương chưa lên da non, mãi còn trong kỷ niệm và ký ức của người đối thoại. Mỹ từ đen là điểm yếu được che phủ bằng ngôn từ của người chiến thắng, có sức thuyết phục nhờ sử dụng nhất quán tất cả các phương tiện có thể trong lĩnh vực ngôn ngữ: ngôn từ, phi ngôn từ và tựa ngôn từ, nghĩa là các dấu hiệu lời nói, ngôn ngữ cơ thể và các dấu hiệu kèm theo lời nói. Dĩ nhiên, chúng ta cũng giống Karlheinz Anton (Mit List und Tücke argumentieren) có thể nhầm khi chỉ xếp mỹ từ đen giống mỹ từ ác độc vào lĩnh vực tranh luận mà quên mất các phương thức, biện pháp và công cụ kỹ năng khác - những thứ bổ sung cho nhau và đem đến thiên hình vạn trạng những khả năng ứng dụng - và chúng ta có thể vội coi chúng như những phương thức kỹ năng có ích hay vô bổ, mà thực ra về nguyên tắc là trung tính và tiềm năng của chúng chỉ được thể hiện khi sử dụng. Trong trường hợp này, những gì được đưa lên hàng đầu chủ yếu sẽ là các cấu trúc biện chứng, nghĩa là luận chứng và tranh luận hướng tới đối thoại, còn các phương thức và công cụ kỹ năng dành cho độc thoại biến mất khỏi tầm nhìn lúc nào không hay, hoặc ít nhất cũng ở lại mà không được chú ý đến.

Những ai ngày hôm nay tới dự hội thảo về các vấn đề giao tiếp đều đặc biệt hy vọng vào cuộc nói chuyện thẳng thắn, đáng tin cậy và dựa trên câu chuyện xác thực mà các điều kiện bắt buộc của nó chính là sự dung nạp nhau của các đối tác cũng như mong muốn vươn tới “sự khách quan chủ quan”.


Tuy nhiên, cuộc sống thường nhật, đặc biệt là sinh hoạt nghề nghiệp lại cho chúng ta thấy điều hoàn toàn ngược lại: ở đây, những người tham gia cuộc nói chuyện luôn đi tới những kết luận mà ban đầu không thể chấp nhận được đối với người khác, rồi dẫn dắt người đối thoại tới việc chấp nhận một chuỗi luận chứng và ý tưởng xa lạ với họ hoặc khiến họ bất bình.

Đó là công việc của mỹ từ lợi ích (khái niệm này rõ ràng mang trong mình dấu ấn của Đế chế thứ ba với những thí nghiệm về sự vận động và những sự đồi bại khủng khiếp). Nó điều chế một chủ đề cụ thể hay đối tượng của cuộc nói chuyện, sao cho chúng ta bỗng dưng buộc phải nói điều mình không hề mong đợi, rồi rốt cục là ta sẽ từ chối bỏ chính những quan điểm của mình, hoặc chấp nhận thất bại về luận chứng – ngôn từ, cho dù các sự kiện ban đầu có vẻ hoàn toàn có sức thuyết phục. Sự chủ động trong câu chuyện vuột khỏi tay chúng ta, sự ngụy biện giành chiến thắng, còn những mắt xích luận chứng khách quan thì rối như mớ bòng bong không thể gỡ nổi.

Tuy vậy, vẫn phải tính tới một chi tiết rất quan trọng: tất cả các phương thức, biện pháp, công cụ kỹ năng giao tiếp tự thân chúng đều mang tính trung lập. Chúng chỉ trở nên chính trực hay không khi biến thành mỹ từ đen hay trắng trong quá trình sử dụng.

Mỹ từ đen – nguồn gốc và khả năng

Một số người thích nổi nóng: người nào do quan niệm chiến thuật mà phá vỡ các qui tắc dẫn dắt cuộc nói chuyện và sử dụng mỹ từ đen thì người đó sẽ thắng.

Một chuyên gia chuyên gia tư vấn về nhân sự nổi tiếng của Đức có thói quen mỗi khi gặp khó khăn trong đàm phán liên quan tới việc thanh toán phí dịch vụ của mình thường bất thình lình chồm dậy khỏi chỗ, chạy tới bên cửa sổ và yên lặng đứng đó tới khi khách hàng không chịu nổi sự căng thẳng thần kinh, phải lên tiếng thuyết phục ông ta trở lại bàn đàm phán – thường là với điều kiện đồng ý tăng mức thù lao. Dĩ nhiên, trò này không phải lúc nào cũng được diễn ra mà chỉ được áp dụng khi “khổ chủ” lâm vào thế bí, ví dụ lúc câu chuyện bị ngưng lại một cách vô vọng ở một điểm rất quan trọng nào đó.

Trong ngành công nghiệp ô tô, điện thoại di động, dịch vụ tài chính hay đào tạo kinh doanh, các nhà quản lý Mỹ, Nhật và châu Âu ngày càng tung ra nhiều chiêu mạnh hơn để đảm bảo thành công trong đàm phán và nhanh chóng đạt kết quả. Họ phá vỡ qui tắc dẫn dắt cuộc nói chuyện, và ứng dụng tất cả các mánh lới khôn ngoan nhất của mỹ từ đen hòng đạt được kết quả mong đợi, bất chấp điều đó có gây thiệt hại cho đối tác đàm phán không. Trong cuốn tiểu thuyết “Tìm Forrester” (Finding Forrester) của James Ellison, tác giả đoạt giải Pulitzer này đã hỏi cậu học sinh Jamal của mình: “Giả sử cậu là người phá vỡ nội qui thì cậu sẽ mất gì trong trường hợp này?” “Cái mất chính là em sẽ làm điều đó quá thường xuyên” - cậu học trò trả lời. Hoàn toàn đúng, câu trả lời kiểu đó sẽ đánh lạc hướng không chỉ đối tác đang cùng trò chuyện, mà cả chính tác giả đã đối đáp như vậy, khi tập trung sự chú ý của anh ta không phải vào bản chất cuộc nói chuyện, mà là vào các qui tắc anh ta phải phá vỡ. Tuy nhiên, quá trình đàm phán truyền thống được chế định thường đặt trên những chiếc chân bằng gốm của sự lịch thiệp giả tạo, hay nền tảng dao động của các qui tắc đáng ngờ, mà các chuyên gia tư vấn về vấn đề giao tiếp thường nhồi nhét các học trò của mình hàng chục năm nay. Mỹ từ ngày càng thể hiện xu thế màu đen của mình. Ví dụ, dưới vỏ bọc của thông tin kinh doanh sơ bộ dựa trên sự việc, người ta kêu gọi tình cảm, có nơi thiên hạ lại dùng các phương tiện ngôn ngữ khéo léo tung hoả mù che giấu những vấn đề với việc hình thành tư duy, hay có những nơi mà lời nói gắn với việc làm để đánh lừa lý trí, giống như thời Đế chế thứ baBa, và từ đó tới nay còn lặp lại nhiều lần. Adolf Hitler từng tuyên bố về các tội ác khủng khiếp của mình chống lại nhân loại trong cuốn “Mein Kampf” (Cuộc tranh đấu của ta), trong đó ông ta từng đề cập đến vai trò của diễn giả và ý nghĩa của lời nói một cách thô thiển: “Tuy nhiên, nhân tố từng kích hoạt các dòng thác lịch sử lớn, dù là mang màu sắc tôn giáo hay chính trị, xưa nay đều gắn với ma lực của lời nói khẩu ngữ. Trước hết, quần chúng chỉ bị chinh phục bởi sức mạnh to lớn của ngôn từ sống động. Và mọi phong trào vĩ đại đều là phong trào của nhân dân, sự phun trào núi lửa ham muốn của nhân loại và cảm xúc của tâm hồn. Chúng được hà hơi bởi nữ thần u ám của sự đói khát hay sức mạnh thiêu đốt của ngôn từ, và chúng chẳng có gì chung với sự ủy mị của các văn sĩ theo chủ nghĩa duy mĩ và các người hùng phòng khách”. Tuy nhiên, nếu ai đó vội vàng muốn lên án bản chất phi đạo đức của mỹ từ đen thì trước hết hãy xem cách mà nhà báo chính luận Wolf Schneider viết gì trong cuốn Wörter machen Leute: “Kỹ năng quyến rũ – hiện đang được sử dụng rất phổ biến trong tuyên truyền và quảng cáo – ban đầu được gọi là mỹ từ, được phát minh bởi người Hi Lạp. Nó từng có được tiếng vang mạnh mẽ tại các hội nghị ở Athen và Roma, rồi sau đó - tại Hạ viện Anh, Quốc hội Pháp và Cung thể thao Berlin. Và nghệ thuật nói cũng chính là nghệ thuật thuyết phục. Điều đó không chỉ không thể bác bỏ mà còn được tôn lên như chân lý của mọi thời đại - từ các triết gia cổ đại như Aristotel và Cicero tới các nhà khai sáng như Gottsched (1700-1766, Nhà văn Đức – ND), Gellért (?-1046, Giáo chủ người Hungari- ND) và Walter (1771-1832, nhà văn Scotland-ND),- điều duy nhất đòi hỏi ở diễn giả chính là phục vụ chính nghĩa...” Do đó, sau lời cầu nguyện và và mệnh lệnh, mỹ từ chiếm lĩnh vực lớn thứ ba của ngôn ngữ - nó không mang tính thông báo, mà đúng hơn là tạo nên một vực thẳm khiến người ta khiếp sợ. Hầu như tất cả các phương pháp lời nói được Hitler và Gebbels sử dụng đều từng rất phổ biến với các nhà hùng biện thời cổ đại”. Một số các chuyên gia hàng đầu trong lĩnh vực chiến thuật đàm phán thường phá vỡ các qui tắc thông thường – và họ rất thành công. Dù cố ý hay vô ý, họ đều đang sử dụng mỹ từ đen.

Từ đó, có thể rút ra kết luận rằng, các qui tắc này cần được phá vỡ một cách có chủ đích: không nên làm gián đoạn cuộc nói chuyện mà nên làm cho câu chuyện trở nên đầy xúc cảm, khiến đối tác mất thăng bằng, nhờ đó bạn sẽ giành ưu thế về chiến lược. Tất cả những cái đó đều diễn ra trên bình diện giao tiếp, không hề thay đổi nội dung. Xác định mục tiêu không phải là chiến lược thô sơ, chỉ hợp với du kích trong rừng rậm, mà là một trò chơi trên bàn phím của các khả năng ngôn từ, phi ngôn từ và tựa ngôn từ, bao gồm chiến lược và chiến thuật chơi cờ với sự điêu luyện của Horowitz.

Trong cuốn Wie man sich Feinde schafft, Rupert Lay viết về vấn đề này như sau: “Không ít người chiến thắng đã thể hiện ưu thế của mình trong cuộc nói chuyện. Đôi khi họ học được cách nói chuyện kiểu thượng lưu. Tuy nhiên, không hiếm khi các phương tiện ngôn ngữ được sử dụng để ngụy trang ưu thế của người chiến thắng, cái có thể ẩn sau sự thể hiện thiện cảm, ác cảm, ngạc nhiên, khen ngợi, yêu cầu về lời khuyên hay giúp đỡ”. Những người phá lệ thường diễn trò của mình – vô tình hay cố ý, ngang nhiên hay bí mật, trực tiếp hay gián tiếp. Mỹ từ đen tồn tại dưới vỏ bọc của sự giao tiếp có vẻ mang tính kinh doanh hướng tới sự việc, có vẻ như dựa trên các nguyên tắc đối tác và bình đẳng, khiến người ta có cảm giác là các đối thủ đang nói chuyện với nhau, vì nhau và lợi ích của nhau. Nó bao gồm các chiến thuật phù hợp với trò chơi để theo đuổi chỉ một mục đích: nhất quán chống lại bất kỳ cố gắng kháng cự nào – có thực hay chỉ là có thể có.

Cái luôn có thể chê trách ở mỹ từ đen chính là tiết mục bất tận của nó không thừa nhận bất kể ranh giới nào, nguồn dự trữ các ý tưởng sắc bén của nó - ứng dụng cũng như phương pháp – hầu như là vô tận, còn các mô hình, biện pháp và công cụ lời nói cùng các thủ pháp kỹ năng của nó phản ánh toàn bộ màu sắc của loại hình giao tiếp phổ thông.

Nếu con đường khai phá đã lựa chọn không dẫn tới mục tiêu cần thiết mong đợi, mỹ từ đen sẽ đạp thẳng lên sình lầy, xuyên qua sự hỗn độn của tranh luận tập thể, phá vỡ những cây cầu cũ kỹ có từ lâu trên bản đồ và bền bỉ sáng tạo bắc cho mình những cây cầu mới, khéo léo và cẩn thận sử dụng các đối tác khác để xây nên những lối đi mới, lấp bằng mọi hố voi ổ gà. Đồng thời, nó cũng không bao giờ quên mục tiêu đã đề ra, và phá bỏ thành công các qui tắc. Mỹ từ đen tạo ra sự thay đổi cảm xúc mới, sự lộn xộn của cảm xúc, thể hiện sự nhu mỳ ở chỗ ta mong chờ sự chống đối ngoan cố, và phản kháng kịch liệt khi ta chẳng may dám cả gan tin vào sự thỏa hiệp. Mỹ từ đen thay đổi qui luật của cuộc chơi, tạo các liên kết mới thay cái cũ, cho thấy những điều tuyệt diệu của linh cảm – và tất cả những điều đó diễn ra nhanh chóng mặt tới nỗi đối phương lú lẫn mất khôn. Erick Bern (Spiele der Erwachsenen, trang 57) mô tả một trong các dải tần tác động lên người đối thoại nhờ sự phá lệ, không đả động gì tới chính khái niệm này khi mô tả “trò chơi”: “Điều đó có thể mô tả như một sự nhất quán trở lại định kỳ của các giao dịch kinh doanh lặp đi lặp lại, vốn mất ẩn ý bề ngoài , nhưng thật ra vẫn tuân theo các động cơ thầm kín nào đó; tóm lại là, điều đó có thể định nghĩa như sự nhất quán các hành động riêng lẻ, dẫn tới một cái bẫy hoặc được sử dụng để thực hiện một hành động khiêu khích. Các trò chơi (sự phá lệ) khác với các thủ tục, lễ nghi và các kiểu trình tự phát triển truyền thống theo thời gian, chủ yếu bởi hai điểm:

1) bởi chúng tuân theo các động cơ thầm kín, và

2) bởi hệ số tác động có ích. Các thủ tục có thể hiệu quả, lễ nghi có thể phát huy tác dụng, và các loại hình qui trình khác có thể hữu ích, song về mặt bản chất, tất cả đều là các hiện tượng công khai và trung thực, có thể nói là mang tính cạnh tranh...”

Tại buổi gặp sau đó, dù sao cũng hãy phân tích các tình huống, trong đó những người tham gia nói chuyện phải bước vào một con đường nguy hiểm của sự thật với trách nhiệm có hạn và chịu sự thất bại, mặc dù có trong tay những luận chứng đầy sức thuyết phục.

Vì thế những bậc thầy về mỹ từ không chỉ có xu hướng, mà còn tin chắc rằng nếu muốn lôi con Át chủ bài ra khỏi tay áo trong cuộc chơi, không nên trông chờ vào phép lạ của các ảo thuật gia kiểu Siegfried & Roy hay David Copperfield, mà hãy thủ trước nó trong tay áo. Những kẻ phá lệ chuyên sử dụng mỹ từ đen, làm trò rất khéo với các lá bài của mình, tự bày ra cuộc chơi và sử dụng bất kỳ công cụ, biện pháp và phương pháp kỹ năng nào – và mọi, mọi cơ hội.

• Mỹ từ đen được bao hàm trong việc sử dụng qua lời nói có lợi cho mình tất cả sự thô bỉ biện chứng và mỹ từ; nhờ nó mà các tình huống được đẳng cấp hóa, loại trừ mọi đẳng cấp; được xác định, và sau đó các ranh giới lý do – luận chứng bị phá vỡ, các vấn đề được tạo gia một cách gượng ép, còn các mắt xích logic bị phá vỡ rồi lại phục hồi lại với tốc độ chóng mặt.

• Mỹ từ đen là sự thỉnh cầu không ngừng để đưa ra một giải pháp mang tính xây dựng và sự phủ nhận rất khó chịu bất kỳ các đề xuất tương tự bằng tất cả các phương tiện của sự phá hủy tinh tế.

• Mỹ từ đen còn là nghệ thuật mầu nhiệm của sự điều khiển ngôn từ với việc sử dụng tất cả cái thiên hình vạn trạng các khả năng của ngôn ngữ và năng lực của người nói, đôi nghi nhằm mục đích phá vỡ mạch tư duy của người đối thoại.

Trong cuộc nói chuyện, mỹ từ đen châm ngòi cho cái bất ngờ, lo lắng, bất lực, cho sự im lặng tập thể tước bỏ động cơ và không mang tính xây dựng, mà tại đỉnh điểm của nó, hệt như được đặt hàng trước, sẽ xuất hiện hình ảnh hư ảo của “chàng kỵ sỹ trong bộ áo giáp trắng”, ngay lập tức giúp vượt qua được tình huống bế tắc. Tác giả của kịch bản này sẽ là người chiếm ưu thế vô giá.

Bí mật và tạo ra sự say mê, mỹ từ đen giống ma thuật đen, tàn nhẫn không thương tiếc, giống PR đen, công cụ hóa và cá nhân hóa các hành động giao tiếp của chúng ta. Bất chấp học thuyết về màu sắc, trong đó màu đen được mô tả như “lỗ thủng màu sắc”, mỹ từ đen là hỗn hợp nhiều màu sặc sỡ của các phương thức, biện pháp và công cụ kỹ năng khác nhau nhất, đồng thời cũng rất lôi cuốn và đầy mánh khóe, được vận dụng bởi người dùng. Làm gì có ai không thích dùng mưu khi muốn lôi cái đầu mình ra khỏi thòng lọng, chẳng hơn là xiết cho nó chặt thêm hay sao? Sự lựa chọn phương tiện trong mỹ từ có ý nghĩa quyết định; chiếc tủ thuốc độc của nó – không phải dành cho những người chi ly tỉ mỉ, và mỗi loại thuốc đều có mác đảm bảo chất lượng. Trong tác phẩm kinh điển “Wörter machen Leute”, bằng hình thức trinh thám hiện đại, Wolf Schneider đã kể về cách ứng dụng mỹ từ đen và khả năng biểu lộ ý nghĩ bằng lời nói, dỡ bỏ mọi vỏ bọc ngôn từ của nó. Nhưng, ông cũng tránh các khái niệm mánh khóe lời nói, tài tranh luận/nghệ thuật đấu khẩu khi đưa ra phép biện chứng đồng thời che giấu độc giả mỹ từ đen, còn mỹ từ trắng thì ngược lại, trưng ra hết cỡ. Điều đó rõ ràng là không đủ. Vậy là có thêm một lý do nữa để viết cuốn sách này.

MỸ TỪ ĐEN: KHÁM PHÁ MA THUẬT CỦA NGÔN TỪ
Tác giả: Kaestern Bredemeier
Thái Hồng Sơn dịch
NXB Tổng hợp TP.HCM
Số trang: 360, Giá bán: 58.000 VND

(Còn nữa)

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét