24/11/08

ình ảnh Việt Nam được PR tốt nhất

Một trong những mục tiêu trước mắt trong chuyến đi của Thủ tướng Phan Văn Khải sang thăm Mỹ hôm 19.6 được nhắc đến nhiều nhất là đạt được thoả thuận song phương Việt - Mỹ, giúp Việt Nam có thể sớm vào WTO. Hy vọng tham gia WTO sớm nhất là trong năm nay cho thấy sự chọn lựa bước hẳn vào môi trường toàn cầu hoá của Việt Nam.


Báo chí trong nước nói nhiều đến những cái được về phía Việt Nam, do viễn tượng mối quan hệ Việt - Mỹ sẽ gắn kết chặt chẽ hơn sau chuyến đi. Như mức tăng trưởng xuất khẩu vào Mỹ sẽ tăng hơn so với 10 năm qua kể từ khi Mỹ xoá cấm vận, và 5 năm kể từ khi ký hiệp định Việt - Mỹ. Như vụ Vietnam Airlines sẽ mua 4 chiếc máy bay Dreamliner 787 chở nhiều khách hơn so với các loại máy bay hiện hành, bay đường dài, ít tốn nhiên liệu, hay từ ngân khoản mà Chính phủ Mỹ có thể cho Việt Nam vay, v.v.

Nhưng chưa thấy thông tin bình luận cụ thể về cái được của Mỹ và giới doanh nhân Mỹ. Các doanh nghiệp Việt Nam đang băn khoăn: đâu là những thị trường mà để được cho Việt Nam ở Mỹ, thì đổi lại cũng sẽ được cho Mỹ ở Việt Nam? Mà thời toàn cầu hoá, chỉ cần một sự bất đối xứng thông tin, thì ưu thế đã thuộc về bên có thông tin trước hơn cả. Liệu người ta có đoán già đoán non gì về chuyến "khảo sát" thực địa Việt Nam của chủ tịch Intel trước đó? Và những lĩnh vực nào khác?

Ngoài ra, chuyến đi của Thủ tướng Phan Văn Khải khiến người ta nhớ lại câu chuyện kể của nhà báo Thomas L. Friedman, bình luận viên quốc tế báo The New York Times, về chuyến viếng thăm Canada của cựu Tổng thống Mỹ Bill Clinton vào tháng 2.1995. Chuyến đi của ông chỉ là một mặt có liên quan đến nền kinh tế nước này. Một mặt khác, những nhà đầu tư đang chờ xem đằng sau chuyến đi là đánh giá của những sứ giả của hãng tài chính Moody's: nếu Canada không giữ được tỷ lệ thâm hụt ngân sách so với GDP theo tiêu chuẩn quốc tế thì Moody's sẽ hạ mức khả tín của Canada vốn đang là hạng cao nhất AAA, khiến cho Chính phủ và bất cứ công ty nào của Canada đều phải chịu lãi suất cao hơn mỗi khi vay tiền từ nước ngoài.

Sứ mạng quan trọng và đầy cam go của Thủ tướng Phan Văn Khải có lẽ cũng vậy. Ngoài việc đạt đến những mục tiêu dài hơi về quan hệ song phương Việt-Mỹ qua cuộc gặp gỡ Tổng thống G. Bush và các quan chức cao cấp khác, Thủ tướng còn phải tạo ra một hình ảnh Việt Nam, qua trả lời chất vấn ở các nơi ông đi qua một cách thẳng thắn, để những nhà tài chính quốc tế nhìn vào đó mà đánh giá môi trường khả tín về đầu tư ở Việt Nam. Và, trên đường đi, ông đã đối mặt với nhiều câu hỏi, mới nghe có người trong đoàn tháp tùng đã bất bình, nhưng Thủ tướng đã trả lời chính đáng. Có thể chăng, khi bảo rằng Thủ tướng, đang đại diện cả nước thực hiện công tác PR tốt nhất trong chiến dịch tiếp thị Việt Nam.

Tựu trung, trong thời toàn cầu, nền kinh tế phải chịu áp lực đa phương. Vụ khủng hoảng tài chính năm 1997 ở châu Á cho thấy điều đó. PR Việt Nam cũng cần đa phương.

Theo SGTT

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét