12/12/08

Giờ trái đất nối liền thế giới

Ngày 10/12/2008, 74 thành phố trên 62 quốc gia đã cam kết tắt đèn trong chiến dịch Giờ Trái Đất của WWF. Với hy vọng đạt đến con số một tỷ người trên 1,000 thành phố trên khắp thế giới tham gia, chiến dịch kêu gọi các cá nhân, doanh nghiệp và chính phủ tắt các bong đèn trong một giờ vào ngày thứ Bảy, ngày 28/3/2009 vào lúc 20:30, như tiền đề ủng hộ các hoạt động nhằm giảm thiểu các nguy cơ của sự biến đổi khí hậu.

Giờ Trái Đất với mục đích biểu trưng tinh thần đoàn kết chưa từng thấy từ trước tới nay và tạo ra một nhiệm vụ toàn cầu có tính biểu tượng cao sẽ tạo nên sức nóng cho cuộc họp của các nhà lãnh đạo thế giới tại Copenhaghen vào tháng 12/2009 nhằm đưa ra một giải pháp toàn cầu chống lại sự biến đổi khí hậu.

Chiến dịch tắt đèn, được tổ chức lần đầu tiên tại thành phố Sydney năm 2007 như một chiến dịch nâng cao nhận thức cộng đồng, đã phát triển mạnh trong hai năm qua và hiện nay 74 thành phố đã sẵn sàng tham gia chiến dịch năm 2009. Các thành phố đã cam kết tham gia bao gồm Los Angeles, Las Vegas, London, Hongkong, Sydney, Rome, Manila, Osla, Cape Town, Warsaw, Lisbon, Singapore, Istanbul, Mexico City, Toronto, Dubai, Moscow, và Copenhaghen.

Vào lúc 8:30 tối thứ Bảy, ngày 28/3/2008, thế giới sẽ chứng kiến một số toà nhà nổi tiếng tắt đèn để ủng hộ những hành động tích cực chống lại sự biến đổi khí hậu. Những toà nhà đó bao gồm Tháp Liên Bang Nga tại Moscow, khách sạn cao nhất thế giới tại Dubai – Burj Dubai, toà tháp cao nhất thế giới – Toà tháp CN tại Toronto, toà nhà cao nhất thế giới ở châu Mỹ, và tại Rome là Quirinale, dinh thự tổng thổng Cộng hoà Italia, ngài Giorgio Napolitano. Toà tháp Sky của Auckland – toà tháp cao nhất ở phía Nam bán cầu sẽ chìm vào bóng tối, cùng với biểu tượng của Australia, nhà hát Opera Sydney, và tại Cape Town, Nam Phi, đỉnh núi Table Mountain sẽ đánh dấu sự kiện Giờ Trái Đất bằng cách tắt các đèn pha tại đây.

“Khi các nhà lãnh đạo ngồi lại với nhau tại Copenhagen tháng 12/2009 để hội đàm về một giải pháp mới về khí hậu, họ phải thấy rằng cả thế giới đang dõi theo họ.” - Tổng giám đốc của WWF Quốc tế, ông Jim Leape nói - “Giờ Trái Đất là cơ hội cho công chúng gửi một thông điệp mạnh mẽ rằng họ đang theo dõi và hy vọng hành động,” ông Leape nói.

Trưởng đại diện của WWF Greater Mekong, ông Eric Coull nói: “Điều tôi mong đợi từ Giờ Trái Đất đó chính là thông điệp: Nếu tất cả mọi người cùng nhau hành động, chúng ta sẽ cùng tạo ra tác động lớn đối với biến đổi khí hậu. Chúng ta được lựa chọn và có khả năng tạo ra sự khác biệt. Chúng ta chỉ cần bắt đầu bằng việc tắt đèn – còn điều gì có thể dễ dàng hơn thế?”. Tổng giám đốc điều hành chiến dịch Giờ Trái Đất toàn cầu, ông Andy Ridley nói, “ Những sự kiện gần đây đã cho thấy rằng thế giới có thể cùng chung sức trong những giai đoạn khủng hoảng. Sự suy thoái của nền kinh tế thế giới là một ví dụ, khi và tại những nơi sự suy thoái xảy ra, những hành động đa phương mang tính chất quyết quyết định của các quốc gia lớn đã chứng tỏ rằng điều đó có thể thực hiện được.” Ông Ridley cũng cho rằng năm 2009 là “năm định đoạt” của trái đất với những quyết định hệ trọng cần được thông qua tại hội nghị Copenhagen nhằm giảm lượng khí thải gây hiệu ứng nhà kính. “Năm 2009 là năm chúng ta quyết định tương lai của hành tinh này. Đây là năm thế giới tán thành một chương trình hành động với quy mô lớn nhằm giảm thiểu lượng khí carbon trên toàn cầu. Đây là thời điểm đầu tư những phương thức phát triển kinh doanh mới trong một nền kinh tế ít carbon. Chúng ta phải cùng nhau bước qua ranh giới đó. Tất cả những hành động chúng ta thực hiện ngày hôm nay có thể thay đổi lịch sử và đảm bảo tương lai cho hành tinh này.”

Mạng lưới bảo tồn toàn cầu rộng khắp của WWF đã có hơn 30 nhóm hoạt động tại các quốc gia như Brazil, Hy Lạp, Ấn Độ, Peru, Tây Ban Nha, Thuỵ Sỹ và Pháp sẵn sàng cho sự ra mắt của Giờ Trái Đất tại đất nước mình.

Thủy Nguyên

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét