3/12/08

PR chính sách

(VNAD) - Một khái niệm được ông Nguyễn Duy Hưng, Chủ tịch HĐQT Công ty Chứng khoán SSI nhắc đến khi được đề nghị bình luận về Chỉ thị 03/2007/CT-NHNN là "PR chính sách". Theo ông Hưng, việc ban hành Chỉ thị 03 là cần thiết và nhiều nước cũng có "03". Nhưng vấn đề là đưa ra thời điểm nào và nhằm mục đích gì?

Mục đích của Chỉ thị 03 là để kiểm soát rủi ro của các ngân hàng nhưng lại được hiểu là đưa ra ra để "cắt cơn" TTCK đang "sốt nóng"; vì thế, Chỉ thị 03 đã ảnh hưởng đến TTCK.

Ông Hưng cũng cho biết, chính sách bắt buộc mọi người phải đội mũ bảo hiểm khi đi xe gắn máy là một chính sách đã "PR" rất kỹ lưỡng, từ việc nghiên cứu xem có bao nhiêu người bị tai nạn chấn thương đầu do không đội mũ bảo hiểm, đến tuyên truyền hơn một năm trời để chính sách được mọi người đón nhận, thực thi một cách bình thường.

Câu chuyện PR chính sách không phải là mới nhưng dường như vẫn chưa được quan tâm một cách thích đáng. PR chính sách thể hiện rõ nét nhất qua việc ban hành và tuyên truyền Luật Doanh nghiệp năm 2000. Có hàng trăm bài báo viết về các tư tưởng, cách làm mới của Luật Doanh nghiệp. Để Luật Doanh nghiệp với tư tưởng đổi mới, nhưng đụng chạm đến quyền lợi của nhiều công chức, đặc biệt trong việc bãi bỏ giấy phép con, đi vào cuộc sống còn gian nan hơn nhiều ban hành chính sách bắt buộc đội mũ bảo hiểm. Thế nhưng, kinh nghiệm PR chính sách trong triển khai Luật Doanh nghiệp hay thực thi quy định đội mũ bảo hiểm dường như chưa được phổ biến đến các cơ quan quản lý nhà nước. Chỉ thị 03 là một ví dụ cho thấy điều đó.

Trong khi đó, UBCK đang nhắc nhở các công ty đại chúng phải làm tốt công tác PR, đặc biệt là làm tốt công tác quan hệ với cổ đông (IR). Sẽ không hiệu quả khi công ty đại chúng làm PR tốt mà cơ quan quản lý không PR tốt cho các chính sách sẽ được ban hành.


Theo ĐTCK

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét